• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Tin tức
  • Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà đúng cách thế nào
Tháng Hai 4, 2023

Thứ Hai, 26 Tháng Mười Hai 2022 / Published in Tin tức

Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà đúng cách thế nào

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà rất quan trọng vì tình trạng này thường kéo dài và dễ tái phát. Dưới đây là 4 gợi ý cho mẹ để có thể chăm sóc bé một cách dễ dàng, con nhanh khỏi hơn.

Các nội dung chính

  • 1 1. Bù nước và điện giải
  • 2 2. Chế độ ăn uống
  • 3 3. Khi nào cần đến đưa trẻ đến cơ sở y tế?
  • 4 4. Cách phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ

1. Bù nước và điện giải

Bù nước và điện giải là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà ba mẹ cần để ý khi chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, vì mất nước là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong cho trẻ. Mẹ cần đánh giá mức độ mất nước của trẻ để tuỳ theo đó sẽ có phác đồ bù nước và điện giải thích hợp.

Như khi trẻ mất nước, với 2 trong các dấu hiệu:

  • Mắt trũng
  • Khát, háo nước
  • Kích thích, vật vã
  • Sau khi véo da thì vết méo mất rất chậm

Lúc này, mẹ cần cho trẻ bù nước và điện giải bằng Oresol đường uống, 75ml/kg trong 4 – 6 giờ. Nên ưu tiên sử dụng Oresol thẩm thấu thấp, pha theo đúng hướng dẫn rồi cho trẻ uống từng chút một cho đến khi trẻ từ chối uống thì thôi. Nếu trẻ nôn liên tục > 4 lần trong 2 – 4 giờ hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần thì cần truyền nước cho bé (TTM Lactate Ringer 75ml/ kg trong 4 giờ) tại cơ sở y tế.

chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trẻ bị mất nước nặng, khi có 2 trong các dấu hiệu:

  • Mắt trũng
  • Uống ít hoặc không uống được nước
  • Sau khi véo da thì vết méo mất rất chậm
  • Li bì, khó đánh thức…

Với trẻ mất nước nặng, mẹ cần lập tức đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được truyền nước và theo dõi.

Với trẻ không có dấu hiệu mất nước, mẹ cũng nên tăng cường bù nước cho bé tại nhà để đề phòng nguy cơ, bằng cách cho bé bú mẹ nhiều hơn hay uống nhiều nước hơn. Việc bù nước nên được thực hiện ngay từ khi trẻ nôn đến khi quan sát thấy phân của bé đã tốt lên.

2. Chế độ ăn uống

chế độ ăn uống

Đây cũng là điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Lúc này, mẹ hãy cho bé ăn tất cả những gì con muốn, nhưng trừ các thức ăn nhiều đường và dầu mỡ, thức ăn nhanh. Nên chế biến thức ăn thành các món mềm, dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bé dễ ăn hơn. Mẹ không nên cho bé kiêng khem quá mức vì có thể làm con thiếu dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết nên lâu hồi phục.

Bên cạnh việc bù nước và điện giải, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn, như nước lọc, nước dừa, nước trái cây (ít hơn và nên ít đường).

3. Khi nào cần đến đưa trẻ đến cơ sở y tế?

chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Với phần lớn các trường hợp, ba mẹ thường chỉ cần chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tai nhà. Tuy nhiên, mẹ cần đưa bé đi khám khi điều trị tại nhà không thuyên giảm hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường:

  • Sốt cao
  • Khát nước dữ dội
  • Lừ đừ, bỏ bú, không uống được
  • Không đi tiểu trong 4 – 6 tiếng
  • Phân có máu
  • Quá 3 ngày phân không cải thiện
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn nhiều

4. Cách phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn thường kéo dài, dễ tái đi tái lại nếu không được chăm sóc và dự phòng đúng cách. Các đợt bệnh có thể kéo dài cả tháng. Để hạn chế các tác nhân gây bệnh tiếp tục tấn công trẻ, giúp con nhanh hồi phục hơn và ngăn tái phát thì mẹ nên:

  • Luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm
  • Rửa bình sữa của trẻ sạch sẽ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng, nhất là khi chúng bị bệnh
  • Để trẻ tránh xa bể bơi cho tới khi hết hoàn toàn triệu chứng

cách phòng ngừa

  • Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ và tất cả các thành viên trong gia đình
  • Làm sạch mặt bàn, tay nắm cửa và các bề mặt khác mà trẻ hay chạm vào
  • Làm sạch đồ chơi của trẻ định kỳ, ít là 2 tuần/lần
  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các mũi theo độ tuổi, đặc biệt là vacxin Rota
  • Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Quan sát cho thấy, trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ viêm dạ dày ruột thấp hơn đáng kể so với trẻ bú sữa công thức

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể làm lu mờ triệu chứng, khiến việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ trở nên khó khăn hơn. Nên cho trẻ ở nhà cho đến khi sau 24h con không nôn, không còn sốt và tiêu chảy đã thuyên giảm.

chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Để hỗ trợ đường tiêu hoá của con nhanh chóng phục hồi hơn, mẹ nên tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem – men vi sinh chuyên biệt cho tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá.

  • Đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng trong các trường hợp tiêu chảy ở trẻ, với thành phần là 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02
  • Hiệu quả gấp 5 lần thông thường với Công nghệ bao phim độc quyền
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế đầu nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ nắm rõ về những cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột tại nhà, vận dụng dễ dàng để giúp con chóng khoẻ. Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc liên hệ tới Facebook/Zalo để được các dược sĩ Simbiosistem hỗ trợ bạn nhé!

What you can read next

công nghệ bao phim đột phá áp dụng trong men vi sinh
Công nghệ bao phim lợi khuẩn được cấp bằng sáng chế tại Italia.
Kinh nghiệm của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
Những kinh nghiệm của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì

    Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì tốt cho tiêu hoá?

  • Có nên ăn trứng với sữa chua

    Có nên ăn trứng với sữa chua? Kết hợp thế nào để tốt cho sức khoẻ

  • Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt

    Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

  • Sáng ăn đồ ngọt đau bụng

    Nguyên nhân sáng ăn đồ ngọt đau bụng & các giải pháp khắc phục

  • dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi và các cách xử lý

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo