• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Tin tức
  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi và các cách xử lý
Tháng Hai 4, 2023

Thứ Tư, 04 Tháng Một 2023 / Published in Tin tức

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi và các cách xử lý

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi thường đến từ nguyên nhân sinh lý mà nhiều khi mẹ không cần làm gì cả. Nhưng trong một số trường hợp, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp rối loạn bệnh lý nào đó và cần được thăm khám, điều trị phù hợp.

Các nội dung chính

  • 1 1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi
  • 2 2/ Trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi có sao không?
  • 3 3/ Cách xử lý chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi là biểu hiện của việc không khí bị ứ đọng nhiều trong đường tiêu hoá, do trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú hay nuốt. Vì dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể tích còn rất nhỏ và nằm ngang nên không khí ứ đọng dễ gây tăng áp lực trong lòng dạ dày và ruột, làm bé nôn trớ, bú mau no nhưng cũng mau đói, gây cảm giác khó chịu cho trẻ.

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi mà mẹ dễ nhận thấy là:

  • Dễ nôn trớ, ợ hơi, ợ chua sau ăn
  • Đau bụng
  • Quấy khóc, cáu gắt sau khi ăn
  • Có thể lười bú và biếng ăn
  • Bụng căng tròn sau ăn 1 – 2 giờ
  • Vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh vang như tiếng gõ trống
  • Táo bón hoặc đi phân lỏng
  • Không trung tiện như bình thường

2/ Trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi có sao không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi thường là vô hại nhưng đôi khi cũng có thể tiềm ẩn cho một tình trạng sức khoẻ nào đó.

Nếu trẻ đầy hơi nhưng vẫn tăng cân, đi ngoài bình thường thì thường, lúc này chứng đầy hơi có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ có thể chỉ cần chờ đợi, bởi hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cũng cần có thời gian trưởng thành. Nguyên nhân trẻ chướng bụng đầy hơi thường đến từ các lý do ăn uống, sinh hoạt mà chúng ta có thể khắc phục được như:

  • Trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú
  • Trẻ bú/ ăn quá nhanh
  • Khóc quá nhiều
  • Thức ăn còn mới, lạ lẫm với đường tiêu hoá non nớt của trẻ và cần thời gian để làm quen
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Trẻ ăn dặm quá sớm

Bên cạnh đó, tình trạng bé bị chướng bụng đầy hơi cũng có thể gặp phải ở các bé:

  • Táo bón, phân ứ đọng nên vi khuẩn sẽ sinh hơi trong đại tràng và làm trẻ bị đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bất dung nạp lactose

3/ Cách xử lý chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Khi bé sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi nhưng con vẫn chơi, bú tốt, lên cân đều thì mẹ hãy:

  • Chú ý cho trẻ bú/ ăn đúng cách. Hãy luôn giữ cho đầu của bé cao hơn so với dạ dày khi ăn hay bú. Theo đó, sữa sẽ trôi xuống dạ dày và các khí thừa sẽ nằm ở trên, dễ dàng ợ ra hơn. Nếu bé bú bình, hãy chú ý nâng bình sữa cho cho mực sữa luôn ngập lỗ núm vú
  • Vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú. Mẹ có thể ẵm bé tựa đầu vào vai bạn, đặt bé ngồi trên đùi hay nằm sấp trên đùi, sau đó khum bàn tay, nhẹ nhàng xoa lưng bé theo chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ để từ từ đẩy không khí từ bụng ra ngoài
  • Massage bụng cho bé: mẹ nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé
  • Cho bé tập bài tập đạp xe: đặt bé nằm ngửa rồi nắm chặt lấy chân bé, cử động 2 chân theo vòng tròn như việc đang đi xe đạp trong không trung. Động tác này còn tốt cho hoạt động tiêu hoá và giúp bé thích thú, vui vẻ

Thế nhưng, nếu trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay:

  • Không tăng cân
  • Bỏ bú, không muốn ăn
  • Trẻ có dấu hiệu táo bón
  • Trẻ bị dị ứng: nổi mề đay, nôn, nổi mẩn, sưng mặt, khó thở
  • Trẻ sốt
  • Phân có máu
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ

Để hỗ trợ đường tiêu hóa của con một cách tốt nhất, bé hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn, tiêu hóa khỏe và dự phòng tốt các bệnh đường tiêu hóa, mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho con.

Men vi sinh và chất xơ tốt cho trẻ sơ sinh

Đây là sản phẩm men vi sinh với công thức 2in1 độc đáo của các chủng lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus La-14, Lactobacillus plantarum Lp-115) và chất xơ thế hệ mới Orafti® synergy 1, giúp:

  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
  • Orafti® synergy 1 được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi

Mong rằng với những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi, đặc biệt là cách xử trí trẻ chướng bụng đầy hơi đúng cách, ba mẹ đã có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc bé hữu ích. Hãy bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu của con để kịp thời phát hiện các bất thường xảy ra, đưa bé đi khám sớm khi cần thiết mẹ nhé!

What you can read next

89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa [Hướng dẫn chi tiết]
trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì

    Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì tốt cho tiêu hoá?

  • Có nên ăn trứng với sữa chua

    Có nên ăn trứng với sữa chua? Kết hợp thế nào để tốt cho sức khoẻ

  • Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt

    Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

  • Sáng ăn đồ ngọt đau bụng

    Nguyên nhân sáng ăn đồ ngọt đau bụng & các giải pháp khắc phục

  • trẻ sơ sinh đi ngoài có tiếng kêu

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có tiếng kêu có sao không? Nguyên nhân là gì

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo