
Sáng ăn đồ ngọt đau bụng có thể bất chợt xảy ra, hay cũng có thể xuất hiện một cách thường xuyên làm bạn ái ngại với những thức ăn này vào bữa sáng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và bạn nên làm gì?
Các nội dung chính
1/ Vì sao sáng ăn đồ ngọt đau bụng?
Đồ ngọt có chứa nhiều đường. Bên cạnh cảm giác ngon miệng, dễ ăn thì nó còn cung cấp nhanh năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp sáng ăn đồ ngọt đau bụng, hay ăn đồ ngọt khi đói bị đau bụng.
Nguyên nhân là vì lượng đường nhiều khiến cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị để tiêu hoá, co bóp nhiều hơn và có thể gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, đồ ăn có thể chứa thành phần nào đó (đường hoặc thành phần khác) gây kích ứng tới niêm mạc dạ dày.
Thông thường, những cơn đau do đường ngọt không kéo dài lâu và ít gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy vậy, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên dù bạn chỉ tiêu thụ lượng đường nhỏ thì hãy đi khám để loại trừ nguyên nhân:
- Hội chứng ruột kích thích: là hiện tượng rối loạn chức năng tại ruột nhưng không có tổn thương thực thể. Số lần đi ngoài thất thường, lúc táo bón lúc tiêu chảy, đau bụng, đau nhiều hơn sau khi ăn, cảm giác nặng bụng, trung tiện nhiều, kém hấp thu một số loại đường nên dễ bị đau bụng sau khi ăn đồ ngọt hơn bình thường…
- Stress: stress khiến bạn muốn ăn nhiều đồ ngọt hơn và làm suy yếu khả năng phản ứng với căng thẳng của cơ thể. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa đường và căng thẳng lại có thể khiến bạn dễ bị đau bụng, buồn nôn, đầy bụng…
- Bất dung nạp lactose: lactose là một loại đường có nhiều trong sữa. Nếu bạn thường uống sữa xong bị tiêu chảy thì hãy chú ý tới nguyên nhân này. Khi cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để tiêu hoá đường lactose thì lượng đường dư thừa sẽ bị vi khuẩn tại đại tràng lên men, sản sinh ra khí và khiến bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng…
2/ Làm sao để không bị đau bụng khi ăn đồ ngọt?
Nếu sáng ăn đồ ngọt đau bụng chỉ thoáng qua thì bạn không cần lo lắng quá mà chỉ cần giảm bớt lượng đường tiêu thụ để cơ thể có thể kịp tiêu hoá. Lượng đường ở mức độ vừa phải thường không phải là nguyên nhân gây đau bụng mà chủ yếu đến từ tần suất và số lượng đường được ăn.
Ngoài ra, khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi nó kèm theo cả các cơn đau bụng sau khi ăn nhiều loại thực phẩm khác, đi ngoài thất thường, đầy bụng… thì bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý và được điều trị phù hợp nhất.
Sau khi ăn quá nhiều đường và bị đau bụng, bạn cũng có thể áp dụng một trong các mẹo nhỏ dưới đây để cảm thấy tốt hơn:
- Bổ sung lợi khuẩn (sữa chua, sữa chua uống, kim chi, dưa chua, kombucha…)
- Ăn thêm một ít thực phẩm chứa chất xơ (rau xanh, trái cây), chất đạm (thịt, hải sản, trứng…) để giúp ổn định lường đường trong máu, bớt cảm giác đói và muốn ăn thêm đường
- Tập yoga: các động tác yoga giúp quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn và giảm căng thẳng, stress
- Chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh cho ngày hôm sau
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bé hay bị rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, đau bụng sau khi ăn đồ ngọt (kể cả sữa)… thì bạn có thể tham khảo bổ sung men vi sinh Simbiosistem cho con. Đây là men vi sinh chuyên biệt cho tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
- Thành phần hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu…
- Hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường với công nghệ bao phim lợi khuẩn độc quyền
- Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
- Thiết kế đầu nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân sáng ăn đồ ngọt đau bụng, đặc biệt là cách khắc phục tình trạng này. Hãy xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh và cân bằng các nhóm chất, chú ý bổ sung lợi khuẩn và chất xơ tốt cho đường tiêu hoá bạn nhé!