
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể chỉ là rối loạn thoáng qua, con nghỉ ngơi hay đi vệ sinh xong là hết. Nhưng khi nó xảy ra thường xuyên hoặc trẻ đau với mức độ nặng thì ba mẹ không nên chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Các nội dung chính
1/ Trẻ bị đau bụng sau khi ăn do nguyên nhân gì?
Do ăn quá nhiều
Đây là nguyên nhân trẻ bị đau bụng sau khi ăn đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ tới. Thức ăn quá nhiều có thể khiến các cơ đường ruột của con trở nên căng cứng và từ đó gây ra các cơn đau, khó chịu trong dạ dày.
Trong trường hợp này bạn nên hướng dẫn con ăn vừa đủ, thêm vào các bữa phụ để chia nhỏ bữa chính. Và việc thở chậm, sâu trước khi ăn sẽ giúp các cơ thư giãn và giúp hạn chế việc đau bụng.
Do dị ứng thức ăn
Một số thức ăn có thể gây dị ứng và khiến trẻ đau bụng như:
- Sữa
- Trứng
- Lúa mì
- Đậu nành và các loại đậu hạt khác
- Cá và các động vật có vỏ
- HOẶC thức ăn để lâu trong tủ lạnh, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn tươi sống…
Do đó, mẹ hãy xem lại những lần con đau bụng có liên quan đến thực phẩm nào không để tạm ngưng chúng nhé.
Do không dung nạp lactose
Lactose là một loại đường phổ biến trong sữa. Nếu trẻ thường bị đau bụng sau khi uống sữa thì mẹ nên nghĩ tới nguyên nhân này. Nặng hơn, bất dung nạp lactose sẽ khiến trẻ tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều.
Nếu sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của trẻ, mẹ nên đổi qua sữa free lactose cho con để bé dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hơn nhé!
Do trào ngược dạ dày (GERD)
Trào ngược dạ dày cũng có thể khiến trẻ bị đau bụng. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải các dấu hiệu điển hình khác là: ợ nóng, đau nóng rát ở ngực cùng với vị chua đọng lại ở cổ họng…
Do viêm dạ dày
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn cũng có thể xuất phát từ viêm dạ dày, đặc biệt khi con ăn các đồ cay, nóng.
Viêm dạ dày có nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Ngoài ra còn có thể do lối sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID).
Do táo bón
Táo bón khiến trẻ dễ bị đau bụng, nhất là sau khi ăn no. Lý do là bởi phân di duyển chậm qua đường tiêu hóa và ứ đọng lại khiến căng cơ thành bụng. Sau khi ăn, cơ thể lại cố gắng tiêu hóa thức ăn mới nên các cơn đau càng dễ xảy ra và khó chịu hơn.
Áp xe gan do giun
Tình trạng này thường gặp ở trẻ 18 tháng – 3, 4 tuổi. Trẻ sẽ bị đau bụng quằn quại kèm sốt cao, nôn ói, một số trường hợp còn nôn ra giun.
Do giun sán
Đau bụng do giun sán khiến bé bị đau bụng quanh rốn hay vùng bụng dưới, đau quặn từng cơn. Nếu cơn đau mạnh, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay vì giun sán cũng có thể đâm thủng ruột thừa, xâm nhập vào ổ bụng hay các cơ quan khác gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Do stress
Stress cũng có thể khiến các cơ bụng trở nên căng cứng, quá trình tiêu hóa chậm lại. Từ đó gây đau bụng, khó chịu sau bữa ăn.
2/ Bé thường bị đau bụng sau ăn có sao không?
Bé bị đau bụng sau khi ăn nếu chỉ là biểu hiện nhẹ nhàng, bé không khó chịu nhiều thì đây thường là hiện tượng sinh lý bình thường do con ăn quá no, hay vận động ngay sau khi ăn mà thôi. Lúc này, bé chỉ cần nằm nghỉ là hết.
Thế nhưng, nếu cơn đau thường xuyên diễn ra thì ba mẹ nên cho bé đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
3/ Cách xử lý khi bé bị đau bụng sau khi ăn
Khi bé bị đau bụng sau khi ăn, nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hay vừa phải thì ba mẹ hãy:
- Chườm nóng và massage vùng bụng
- Cho bé uống nước gừng ấm để làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau
- Cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Chia nhỏ khẩu phần ăn
- Cho bé ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn
- Cho bé uống đủ nước
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas…
- Tẩy giun định kỳ 1 năm 2 lần cho trẻ
Để hỗ trợ đường ruột của con khỏe mạnh, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh Simbiosistem (sản xuất tại Italy 100%) cho bé.
Sản phẩm giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… Công nghệ bao phim lợi khuẩn độc quyền trong Simbiosistem cho hiệu quả gấp 5 lần nên tác dụng nhanh và ổn định.
Như vậy, trẻ bị đau bụng sau khi ăn có thể là rối loạn tiêu hóa nhẹ, thoáng qua nhwng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc triệu chứng nặng, bạn hãy đưa bé tới bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp nhé!