
Trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, ba mẹ cần xử trí nhanh chóng và kịp thời để tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Hãy cùng Simbiosistem tìm hiểu rõ về tình trạng này trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Các nội dung chính
1/ Trẻ đi ngoài có chất nhày và máu là bệnh gì?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn
Nếu bỗng dưng một ngày trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu, kèm theo phân lỏng, đi ngoài nhiều thì tiêu chảy nhiễm khuẩn là nguyên nhân mà chúng ta có thể nghĩ tới đầu tiên.
Các loại vi sinh bao gồm nấm men, virus, ký sinh trùng, vi khuẩn dạng campylobacter, Escherichia coli (E. coli), Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… đều có thể là tác nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng. Lúc này, trẻ sẽ gặp các triệu chứng: tiêu chảy với phân lẫn nhày máu, phân có thể có bọt, nôn và buồn nôn, đau bụng, biếng ăn…
Polyp đại – trực tràng
Polyp đại – trực tràng là bệnh thường gặp ở người lớn, tuy nhiên với những trẻ béo phì, ăn nhiều dầu mỡ, nhiều thịt đỏ, ít chất xơ thì vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Đa số chúng thường không có triệu chứng. Nhưng khi polyp phát triển, tăng kích thước thì bé có thể đi ngoài phân lẫn máu hoặc chảy máu ra ngoài trực tràng. Khi không được kiểm soát tốt, nó có thể khiến bé bị tắc ruột nguy hiểm.
Lồng ruột cấp tính
Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân do một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào không gian bên trong của đoạn ruột cạnh bên, làm nghẽn sự lưu thông của ruột và cả các mạch máu khu vực này.
Các triệu chứng cảnh báo lồng ruột ba mẹ có thể quan sát thấy bao gồm: đau bụng, quấy khóc dữ dội. Sau đó là nôn ói và đi ngoài phân lẫn nhày máu nhiều. Nếu không được xử trí nhanh chóng và kịp thời, lồng ruột sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng, viêm phúc mạc, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Bệnh Crohn
Đây là bệnh viêm đường ruột liên quan tới di truyền. Các mô ruột bị viêm nặng nề, không còn khả năng hấp thu được dinh dưỡng nên gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Nếu không được điều trị thì lâu dài, các mô ruột này sẽ bị hoại tử, dẫn tới chảy máu và làm trẻ đi ngoài ra nhày máu.
Thiếu Vitamin K
Vitamin K là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, nên khi cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin K sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, phân có thể lẫn máu.
Thế nhưng thiếu vitamin K gây đi ngoài ra máu khá hiếm gặp vì hiện tại trẻ đã được tiêm phòng một mũi Vitamin K ngay từ khi mới sinh, và sau 6 tháng, các con thường đã được nhận đủ nguồn vitamin K từ thực phẩm.
2/ Khi trẻ đi ngoài có chất nhày và máu có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài có chất nhày và máu thường không xuất hiện đơn độc mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: đau quặn bụng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…
Bé đi ngoài ra máu là một triệu chứng nguy hiểm. Do đó ngay khi phát hiện trẻ đi ngoài ra máu, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh biến chứng của bệnh và cả biến chứng do dùng sai thuốc.
3/ Cần làm gì khi bé đi ngoài có nhầy và máu
Sau khi đã đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân, ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị thường gặp như:
- Dùng kháng sinh khi tiêu chảy nhiễm khuẩn
- Phẫu thuật khi lồng ruột, polyp…
- Bổ sung nước và điện giải khi trẻ tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần
- Dùng thuốc giảm triệu chứng khi cần thiết: thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc chống nôn (Domperidon, Metoclopramide…), thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid) hoặc men vi sinh
Khi bé đi ngoài ra máu do tiêu chảy nhiễm khuẩn, ba mẹ nên tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem – men vi sinh chuyên biệt cho tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Thành phần 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 trong sản phẩm đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh cho tác dụng tốt trong các trường hợp tiêu chảy: tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy liên quan kháng sinh, tiêu chảy cấp do rotavirus, viêm ruột do vi khuẩn HP… và các trường hợp rối loạn tiêu hóa khác như nôn trớ, kém hấp thu…
Sản phẩm đã được nhập khẩu chính hãng từ Buona (Italy) và phân phối về Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế. Hiện sản phẩm đang phân phối trong các Bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện E… Ngoài ra, ba mẹ đã có thể đặt mua online, nhận hàng chính hãng tại nhà trên các kênh Online của Buona Việt Nam.
4/ Lưu ý khi chăm sóc bé đi ngoài có nhầy
- Bổ sung đủ nước và điện giải khi trẻ tiêu chảy với Oresol. Nên cho trẻ uống theo từng ngụm nhỏ, từ từ từng chút một
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Ăn chín uống sôi
- Hạn chế thực phẩm chứa sữa, nhiều dầu mỡ, nhiều chất xơ khó tiêu hóa với trẻ bị Crohn
- Không cho trẻ ăn đồ cay nóng hay chứa chất kích thích như cà phê, trà…
- Giúp trẻ được nghỉ ngơi, ngủ đủ giác trong thời gian điều trị
- Giữ vệ sinh nhà cửa, thu dọn chất thải của trẻ sạch sẽ
- Rửa tay thường xuyên ở cả bé và các thành viên trong gia đình
Trên đây là chia sẻ về tình trạng trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu. Hy vọng qua bài viết, ba mẹ đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân của tình trạng này và biết được hướng xử trí phù hợp.