• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Trẻ hay đau bụng vặt có sao không? Cha mẹ nên làm gì cho con?
Tháng Tám 15, 2022

Thứ Sáu, 17 Tháng Sáu 2022 / Published in Cẩm nang sức khỏe

Trẻ hay đau bụng vặt có sao không? Cha mẹ nên làm gì cho con?

Trẻ hay đau bụng vặt

Trẻ hay đau bụng vặt là tình trạng mà các trẻ dưới 5, 6 tuổi hay gặp phải. Đôi khi các cơn đau chỉ thoáng qua và hết hẳn sau một vài ngày. Nhưng khi xảy ra thường xuyên, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác thì ba mẹ không tránh khỏi lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và ba mẹ nên làm gì?

Các nội dung chính

  • 1 1/ Tình trạng trẻ hay đau bụng vặt
  • 2 2/ Nguyên nhân trẻ hay đau bụng vặt là gì?
    • 2.1 Trẻ đau bụng quanh rốn
    • 2.2 Trẻ đau bụng phần dưới bên phải
    • 2.3 Trẻ đau bụng bên trái
    • 2.4 Trẻ đau vùng bụng trên
    • 2.5 Trẻ đau bụng phía trên, bên phải bụng
    • 2.6 Các bệnh lý khác
  • 3 3/ Khi trẻ hay đau bụng vặt cần làm gì?

1/ Tình trạng trẻ hay đau bụng vặt

trẻ hay đau bụng vặt

Trẻ em với đường tiêu hóa còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn, các con có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ… mà nhiều khi không rõ nguyên nhân tại sao.

Tình trạng trẻ hay đau bụng vặt có thể chỉ là các cơn đau thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như đau quặn bụng co thắt, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy… Nó có thể biểu hiện chỉ ở các cơn khóc, khó chịu ở các bé sơ sinh, hay cũng có thể là dấu hiệu rõ ràng hơn, con có thể nói được vị trí đau bụng, mức độ đau ở các bé lớn.

Đau bụng không phải chỉ là triệu chứng khó chịu đơn thuần mà khi xảy ra thường xuyên, nó còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa nào đó mà ba mẹ cần đưa bé đi khám để làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

2/ Nguyên nhân trẻ hay đau bụng vặt là gì?

Trẻ hay đau bụng vặt có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu cơn đau chỉ nhẹ, thoáng quá nhanh và tự khỏi thì cha mẹ hãy theo dõi thêm và chưa cần đưa con tới bác sĩ. Nhưng khi trẻ hay đau bụng thì cha mẹ không nên chủ quan bởi trong một số trường hợp thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng:

Trẻ đau bụng quanh rốn

Trẻ thường xoa xoa chính giữa bụng, khu vực quanh rốn. Trường hợp này thường ít lo ngại khi xuất phát từ đau dạ dày do cẳng hoặc trẻ ăn phải thức ăn nào đó không hợp, ăn quá no, thức ăn khó tiêu hóa.

Trẻ đau bụng phần dưới bên phải

trẻ đau bụng dưới bên phải

Nếu trẻ đau bụng đột ngột, dữ dội phần bụng dưới bên phải thì đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa.

Lúc này, ba mẹ hãy để ý các triệu chứng khác của viêm ruột thừa như: sốt, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn… và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức khi bạn nghi ngờ bé bị bệnh. Đây là trường hợp cần cấp cứu y tế, vì khi không được xử lý kịp thời, nó có thể khiến vỡ ruột thừa và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Trẻ đau bụng bên trái

trẻ hay đau bụng vặt

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ hay đau bụng

Khi trẻ đau bụng bên trái, đây có thể là hậu quả của táo bón hay viêm tụy. Trong đó táo bón là nguyên nhân phổ biến hơn, và cũng là lý do hàng đầu khiến trẻ đau bụng. Khi giải quyết tốt táo bón thì tình trạng này sẽ hết thôi mẹ nhé!

Trẻ đau vùng bụng trên

Trẻ có thể đang bị khó tiêu, con thường kèm theo các triệu chứng khác như: bụng đầy hơi, phình to, buồn nôn, ợ hơi… Nếu trẻ thường bị đau bụng sau bữa ăn thì bạn hãy quan sát, để ý các cơn đau bụng này có liên quan đến thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào không để loại bỏ hoặc hạn chế chúng.

Trẻ đau bụng phía trên, bên phải bụng

Tình trạng trẻ hay đau bụng vặt ở phía trên, bên phải bụng này có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Tình trạng này thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em. Nhưng một số bé có nguy cơ cao của bệnh lý này như: trẻ béo phì, trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, tiền sử gia đình có người mắc sỏi mật.

Các bệnh lý khác

Trong các trường hợp khó xác định được vị trí cơn đau bụng của trẻ, bên cạnh những bệnh lý kể trên thì các cơn đau bụng thường xuyên này có thể đến từ:

  • Do thức ăn: có thể do trẻ đã ăn quá nhiều thứ gì đó, hoặc thức ăn quá cay, nhiều dầu mỡ, thức ăn để lâu trong tủ lạnh…
  • Trẻ không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm
  • Tắc ruột do bã thức ăn: trẻ đau bụng kèm theo nôn, bí trung đại tiện
  • Bệnh động kinh thể bụng: trẻ đau bụng không theo chu kỳ, nhiều khi xuất hiện cơn đau dữ dội, có lúc sốt, đôi khi liên quan đến trạng thái thần kinh
  • Giun chui ống mật: trẻ đau bụng đột ngột, dữ dội kèm nôn ói nhiều, có thể còn nôn ra giun. Thường gặp ở trẻ 3 – 7 tuổi
  • Xoắn thừng tinh ở bé trai: trẻ đau tinh hoàn đột ngột, kèm theo tăng thể tích tinh hoàn, rất đau khi sờ hay đụng vào
  • Xoắn u nang buồng trứng ở bé gái: trẻ đau bụng kèm nôn. Khi sờ nắn sẽ vùng khung chậu – bụng sẽ thấy một khối u
  • Thoát vị bẹn nghẹn: nguy cơ cao hơn ở trẻ sơ sinh sinh non
  • Trẻ đau bụng do căng thẳng, lo lắng

Bên cạnh đó, nhiễm trùng tại các cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể khiến trẻ bị đau dạ dày, ví dụ như đau họng, viêm phổi, viêm tai giữa…

3/ Khi trẻ hay đau bụng vặt cần làm gì?

cần phải làm gì

Khi trẻ hay đau bụng vặt, ba mẹ cần:

  • Cho trẻ nằm xuống và nghỉ ngơi
  • Kiểm tra xem trẻ có cần đi ngoài không
  • Cho bé uống một ly nước
  • Thử đánh lạc hướng, giúp trẻ quên đi cơn đau bằng cách cùng trẻ đọc sách hoặc chơi một trò chơi nhẹ nhàng
  • Có thể chườm nóng vùng bụng để giúp con giảm đau
  • Giải quyết tốt các bệnh lý đường tiêu hóa mà trẻ đang gặp phải, đặc biệt là táo bón. Khi bé bị táo, cho trẻ uống PEGinpol (macrogol 3350) với liều 1g/kg/ngày trong 3 – 6 ngày đầu, 0,5g/kg/ngày trong những ngày sau đó
  • Rà soát xem cơn đau bụng của con có liên quan đến thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào đó không
  • Không cho trẻ ăn quá no trong một bữa, không ăn trước khi đi ngủ
  • Rửa tay cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán bệnh của bác sĩ

Thông thường các cơn đau bụng của trẻ không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi chúng xảy ra thường xuyên, hoặc ngay khi có thêm các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân:

  • Đi ngoài ra máu
  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy
  • Táo bón kéo dài
  • Sốt và ho
  • Đau khi đi tiểu
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Trẻ mệt mỏi
  • Vàng da
  • Mất nước
  • Nôn ra có dính máu hoặc chất nôn màu xanh lá cây
  • Cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sinh hoạt hàng ngày

Để hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, con tiêu hóa thức ăn tốt hơn và ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa, ba mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho trẻ – men vi sinh được nhiều bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng.

trẻ hay đau bụng vặt

Simbiosistem (100% Italy) là men vi sinh dạng nhỏ giọt cho bé từ hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ.

Simbiosistem cũng là men vi sinh đầu tiên tại Việt Nam có Công nghệ bao phim độc quyền, cho hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường.

Như vậy, trẻ hay đau bụng vặt có sao không còn tùy thuộc nguyên nhân, mức độ đau và các triệu chứng liên quan. Mong rằng qua các thông tin chi tiết về từng nguyên nhân trên đây, ba mẹ đã hiểu rõ và có hướng xử trí phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.childrens.com/health-wellness/stomach-pain-in-kids-when-to-worry
  • https://kidshealth.org/en/kids/abdominal-pain.html

What you can read next

Thực đơn cho bé bị viêm đường ruột
Thực đơn cho bé bị viêm đường ruột & Các lưu ý về dinh dưỡng
Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu
Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu đơn giản tại nhà
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn
Trẻ bị đau bụng sau khi ăn do nguyên nhân gì? Có sao không
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Cách chữa tiêu chảy bằng mật ong

    Cách chữa tiêu chảy bằng mật ong cho cả người lớn và trẻ em

  • lá cây chữa đi ngoài cho bé

    8 lá cây chữa đi ngoài cho bé phổ biến và Cách dùng cụ thể

  • Chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu

    Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu đơn giản tại nhà

  • Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi

    Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi đơn giản dễ chịu

  • Trẻ bị tiêu chảy uống nước gừng được không

    Trẻ bị tiêu chảy uống nước gừng được không? Lưu ý khi sử dụng

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo