
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ mất nước và nguy hiểm hơn nhiều so với trẻ lớn. Vậy khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì được? Bởi lúc này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Tất cả những thứ bạn ăn hầu hết trẻ cũng sẽ nhận được qua sữa mẹ.
Bài viết liên quan:
- 89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?
- Để 80% men vi sinh con bạn uống vào không còn “vô nghĩa”
Các nội dung chính
1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ hãy nhớ chế độ ăn B.R.A.T:

B.R.A.T – chế độ ăn mẹ nên ưu tiên khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Banana: chuối
- Rice: gạo hoặc ngũ gốc (bột yến mạch, bột ngô,…)
- Apple: táo
- Toast: bánh mì nướng
Chế độ ăn B.R.A.T bao gồm ngũ cốc và một số loại trái cây có tính kết dính trên sẽ giúp phân bé đặc hơn và dần vào khuôn. Ngoài ra, chúng còn chứa ít chất béo, ít đạm, dễ hấp thu nên rất tốt cho người lớn cũng như trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Chuối còn giàu kali sẽ bổ sung điện giải bị thiếu hụt cho bé do đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chế độ ăn đa dạng và đầy đủ dưỡng chất, khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn thêm các món như:
- Trái cây dễ tiêu hóa, nhiều nước: dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới,…
- Protein dễ tiêu hóa: trứng, thịt gà, cá,…
- Thực phẩm chứa muối với lượng vừa phải.
- Các loại rau xanh đã được nấu chín.
Đồng thời, khi bé sơ sinh bị tiêu chảy, bạn nên uống thêm nhiều nước để con được bổ sung đủ nước thông qua việc bú mẹ. Trà hoa cúc cũng là lựa chọn tốt mà bạn có thể tham khảo. Hoa cúc giúp trung hòa sữa mẹ rất tốt, đồng thời giữ nước tạo sữa, hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng đau nhức khó chịu ở cơ thể người mẹ sau khi sinh.
2. Thực phẩm mẹ cần tránh khi trẻ sơ sinh tiêu chảy
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm dưới đây để tránh làm trầm trọng hơn tinh trạng tiêu chảy ở trẻ:
- Thực phầm nhiều dầu mỡ.
- Thực phẩm nhiều đường. Trong đó có một số loại trái cây như: lê, anh đào,…

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ không nên ăn đồ ngọt, trái cây nhiều đường
- Đồ uống có ga, chất kích thích: nước ngọt, cà phê, rượu bia,…
- Thực phẩm cay nóng
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, đậu phộng, rau muống,…
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chưa được nấu chín kỹ như: rau sống, gỏi cá, nem chua, tiết canh,…
- Thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng sau mỗi lần thay tã cho bé để tránh vi khuẩn lây lan.
3. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Không nên ăn gì?
3.1. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bạn hãy tiếp tục cho con bú và bú thường xuyên hơn để cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Và để việc trị tiêu chảy cho bé diễn ra suôn sẻ, mẹ hãy thực hành tốt những món ăn nên và không nên ăn khi trẻ tiêu chảy ở trên nhé!
Bên cạnh đó, bổ sung men vi sinh sẽ là giải pháp đơn giản và an toàn cho bé lúc này. Các chuyên gia khuyến cáo, nên lựa chọn men vi sinh từ các chủng lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus reuteri, S. boulardii cho trẻ bị tiêu chảy. Không chỉ đơn thuần là bổ sung lợi khuẩn như các men vi sinh khác, các chủng lợi khuẩn này cho tác dụng rõ ràng trên chứng tiêu chảy ở trẻ. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thực tế trên lâm sàng.
Hiện nay tại Việt Nam, men vi sinh Simbiosistem (Italy) là sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả này. Với thành phần là 2 chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus rhamnosus LR06 và Lactobacillus reuteri LRE02, men vi sinh Simbiosistem cho hiệu quả tốt trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ, điển hình là các trường hợp tiêu chảy: tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do virus Rota,… (Tìm hiểu Simbiosistem ngay tại: https://buonavn.com/san-pham/loi-khuan-bao-phim-simbiosistem/)
Với công nghệ bao phim lợi khuẩn độc quyền đã được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu, men vi sinh Simbiosistem cho hiệu quả gấp 5 lần thông thường. Tác dụng nhanh trong việc hỗ trợ chấm dứt cơn tiêu chảy và tiết kiệm chi phí điều trị.
Simbiosistem an toàn trên trẻ sơ sinh và sử dụng được ngay từ khi trẻ 0 tháng tuổi. Tham khảo thêm thông tin về Simbiosistem TẠI ĐÂY
Với các bé sơ sinh bị tiêu chảy nhưng đã bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn hãy cho bé ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa ăn nhỏ hơn sẽ cho phép hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động chậm lại và có thời gian phục hồi.
3.2. Thực phẩm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy:
- Các loại trái cây bắt đầu bằng chữ “P”: peaches (đào), pears (lê), prunes (mận khô), and plums (mận mơ).
- Quả mơ và các loại quả hạch khác. Chúng được biết với tác dụng làm lỏng phân. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cần tránh các loại quả này.
- Các sản phẩm từ sữa như sữa và phomai. Sữa chua là trường hợp đặc biệt do chúng còn bổ sung các lợi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa. Song bạn nên ưu tiên lựa chọn các chế phẩm không đường hoặc ít đường cho trẻ.
- Thực phẩm quá nhiều chất xơ vì dễ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa của trẻ.
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng tiêu cực đến dinh dưỡng, sức khỏe của bé. Tiêu chảy ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm virus rota,… Từng trường hợp sẽ có chỉ định thuốc riêng. Bạn cần cho bé đi khám để điều trị đúng ngay từ đầu.
Đồng thời, dinh dưỡng bé nhận được mẹ cũng không kém phần quan trọng. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ hãy thực hiện tốt các gợi ý dinh dưỡng trên đây để con chóng hết tiêu chảy và khỏe mạnh nhé!