• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có sao không? Nên làm gì?
Tháng Ba 26, 2023

Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022 / Published in Cẩm nang sức khỏe

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có sao không? Nên làm gì?

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có sao không và ba mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Trên thực tế, tình trạng này ít khi xảy ra và có thể do chúng ta đang “nhầm lẫn”. Simbiosistem sẽ cùng mẹ làm rõ trong bài viết.

Các nội dung chính

  • 1 1/ Nguyên nhân trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy
  • 2 2/ Uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
  • 3 3/ Khi trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy cần làm gì?
  • 4 4/ Những lưu ý khi uống thuốc hạ sốt

1/ Nguyên nhân trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy

trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có thể đến từ quá liều paracetamol – thành phần hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ. Tuy nhiên, tiêu chảy chỉ là một trong các triệu chứng quá liều paracetamol và tương đối hiếm gặp. Các nhiều triệu chứng quá liều khác dễ gặp hơn như: buồn nôn hoặc nôn, đau bụng co thắt, sưng đau ở vùng bụng trên, khó tiêu, chán ăn…

Vì paracetamol thường được trộn cùng các hoạt chất khác và có mặt trong nhiều loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc cảm cúm, thuốc ho… nên ba mẹ có thể vô tình cho trẻ uống một lượng lớn paracetamol mà không để ý, nhất là khi tự ý kết hợp thuốc cho trẻ.

Liều thuốc hạ sốt paracetamol đường uống theo từng độ tuổi cho con mà mẹ có thể tham khảo:

  • Sơ sinh 28 – 32 tuần: 20mg/kg một liều duy nhất. Sau đó 10 – 15mg/kg mỗi 8-12 giờ. Tối đa 30mg/kg/ngày
  • Sơ sinh trên 32 tuần: 20mg/kg một liều duy nhất. Sau đó 10-15mg/kg mỗi 8-12 giờ nếu cần. Tối đa 60mg/kg/ngày
  • Trẻ 2 – 4 tuổi: 180mg. Có thể nhắc lại sau 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 4 liều/24 giờ
  • Trẻ 4 – 6 tuổi: 240mg. Có thể nhắc lại sau 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 4 liều/24 giờ

Và trên thực tế, có thể do chúng ta đang “nhầm lẫn” giữa các loại thuốc đó mẹ ạ.

Trước hết, mẹ hãy kiểm tra lại liều paracetamol trong tất cả các loại thuốc mà con đang sử dụng gần đây để xem nguyên nhân có thực sự đến từ việc quá liều thuốc hạ sốt hay không, vì trên thực tế trường hợp này khá thấp.

Bên cạnh đó, mẹ nên kiểm tra trong những thuốc con đang dùng có kháng sinh hay không, vì kháng sinh rất dễ gây tiêu chảy, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ uống thuốc bị tiêu chảy phổ biến nhất. Một số thành phần kháng sinh thường dùng cho trẻ như: penicillin, Augmentin, cephalosporin (Cefdinir, Ceftibuten), azithromycin, erythromycin…

2/ Uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy

Nhìn chung, paracetamol là thành phần hạ sốt an toàn khi sử dụng đúng liều phù hợp nên được dùng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng trong một số ít trường hợp, nếu uống paracetamol quá liều có thể gây độc tính trên gan không hồi phục được khi không được cấp cứu kịp thời.

3/ Khi trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy cần làm gì?

Khi trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy, trước hết mẹ nên kiểm tra lại liều dùng paracetamol của con để xác định nguyên nhân có thực sự đến từ việc quá liều thành phần này hay không. Nếu có, hoặc ngay khi trẻ kèm theo bất thường sức khoẻ nghiêm trọng khác, khi trẻ uống thuốc hạ sốt mà ko hạ thì ba mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cụ thể.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sốt tiêu chảy phải làm sao và liên quan đến kháng sinh thì mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn từ men vi sinh cho con. Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi sẽ giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé, khắc phục tác dụng phụ của kháng sinh và giúp con nhanh phục hồi.

trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy

4/ Những lưu ý khi uống thuốc hạ sốt

Để sử dụng thuốc hạ sốt an toàn cho bé, ba mẹ nên chú ý:

  • Paracetamol là tên hoạt chất nhưng nó có nhiều biệt dược (tên thương mại) như: Hapacol, Parcetamol, Panadol, Efferalgan… Và hay có mặt trong nhiều loại thuốc ho, siro ho, cảm cúm…
  • Không sử dụng quá liều khuyến cáo (tính trên tất cả các loại thuốc mà trẻ đang dùng). Để tránh quá liều thì ba mẹ nên tránh việc cho trẻ dùng cùng >= 2 loại thuốc đều có chứa paracetamol
  • Khi trẻ sốt uống thuốc không hạ thì ba mẹ nên đưa bé đi khám, tránh sử dụng quá liều thuốc hạ sốt trong ngày
  • Nếu trẻ nôn hết hoàn toàn lượng thuốc ngay sau khi uống, hãy cho trẻ uống lại liều tương tự. Nếu trẻ nôn sau 30 phút thì không cần cho trẻ uống thêm một liều nữa và đợi tới liều tiếp theo
  • Không sử dụng trong trường hợp trẻ mẫn cảm hay dị ứng với paracetamol
  • Nên ghi lại thời gian sử dụng từng liều thuốc để đảm bảo trẻ không bị uống quá liều
  • Không cần cho trẻ uống paracetamol trước khi tiêm chủng
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy và dễ dàng xử trí đúng cách. Hãy sử dụng thuốc cho trẻ đúng liều, đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị và an toàn cho con ba mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.drugs.com/sfx/pharmacy-health-own-name-paracetamol-for-children-side-effects.html
  • https://www.kidshealth.org.nz/safe-use-paracetamol-children
  • https://starship.org.nz/guidelines/paracetamol-poisoning/

What you can read next

Bé sơ sinh bị són và sôi bụng
Bé sơ sinh bị són và sôi bụng do nguyên nhân nào? Cần phải làm gì
kết hợp hai chủng lợi khuẩn thế hệ mới
Tìm hiểu 2 chủng lợi khuẩn thế hệ mới cho bé đường tiêu hóa khỏe
89% trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi có những dấu hiệu này
Phải làm gì khi trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn ? Kiến thức từ A-Z cho mẹ
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm

    Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao & các hệ quả thường gặp

  • Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh

    Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đổi sữa cho bé?

  • Trẻ mấy tháng uống được nước gừng

    Trẻ mấy tháng uống được nước gừng? Tác dụng với sức khoẻ của trẻ

  • Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì

    Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì? Các lưu ý khi chế biến cho bé

  • Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi

    Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi và các nguyên nhân

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo