• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Lo lắng con nôn trớ nhiều đến khi mẹ biết tới 5 mẹo nhỏ này
Tháng Hai 4, 2023

Thứ Sáu, 02 Tháng Tám 2019 / Published in Cẩm nang sức khỏe

Lo lắng con nôn trớ nhiều đến khi mẹ biết tới 5 mẹo nhỏ này

Lo lắng con nôn trớ nhiều đến khi mẹ biết tới 5 mẹo nhỏ này
3.9 / 5 ( 7 bình chọn )

Nôn trớ là tình trạng mà hầu hết các trẻ đều trải qua, nhất là khi còn nhỏ. Song nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày thì có nguy hiểm không? Trẻ nôn trớ phải làm sao? Bài viết này cùng với 5 mẹo nhỏ hữu ích sẽ là câu trả lời dành cho mẹ. 

Các nội dung chính

  • 1 1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • 2 2. Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
    • 2.1 2.1. Trớ – hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh
    • 2.2 2.2. Nôn – dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
  • 3 5 mẹo nhỏ giúp mẹ phòng tránh, hạn chế chứng nôn trớ ở trẻ
    • 3.1 Mẹo nhỏ 5: Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé
    • 3.2 Mẹo nhỏ 4: Cho bé bú đúng cách
    • 3.3 Mẹo nhỏ 3: Không để bé nằm ngay sau khi ăn
    • 3.4 Mẹo nhỏ 2: Bổ sung nước và chất điện giải
    • 3.5 Mẹo nhỏ 1: Bổ sung men vi sinh Simbiosistem

1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để giải quyết được băn khoăn của mẹ rằng “trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không”. Trước hết, mẹ cùng Buona phân biệt rõ hai khái niệm thường gây nhầm lẫn là “nôn” và “trớ” nhé! 

Thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:

  • Nôn: là hiện tượng các chất trong dạ dày bị tống ra ngoài với một lực đẩy, co bóp mạnh. Lực đẩy này xuất phát từ sự co bóp của dạ dày và lực co thắt của các cơ thành bụng. 
  • Trớ: là sự di chuyển trào ngược của các chất trong dạ dày, trong hoặc ngay sau khi ăn. Xuất phát từ sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Mẹ sẽ quan sát thấy bé chỉ trớ ra thức ăn lỏng, không nôn vọt và với lượng ít. 

2. Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

2.1. Trớ – hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh: Trớ là hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh

Trớ là hiện tượng sinh lý bình thường phổ biến ở trẻ sơ sinh. Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như: dạ dày vẫn còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, cùng với đó là thể tích dạ dày còn nhỏ. Bé hay nằm nhiều và chủ yếu ăn thức ăn lỏng nên thức ăn cũng dễ bị trào ngược ra ngoài. 

Nhìn chung, trớ không gây nguy hiểm. Có tới 20-50% trẻ sơ sinh bị trớ sau ăn và thường tự khỏi sau 6-12 tháng. Song khi trẻ trớ nhiều mà mẹ không có biện pháp khắc phục phù hợp thì có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Từ đó cũng gây ảnh hưởng phần nào đến quá trình tăng trưởng của bé. 

Với trẻ bị trớ, mẹ chỉ cần chú ý về cách sinh hoạt, chăm sóc bé là giảm thiểu được tình trạng này rồi – điều mà Buona sẽ chia sẻ cùng mẹ qua 5 mẹo nhỏ ở phần sau của bài viết đấy.

2.2. Nôn – dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Hình ảnh: Trẻ nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Khác với trớ, nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ:

  • Bệnh lý tại đường tiêu hóa: viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hẹp môn vị, tắc ruột,…
  • Bệnh lý ngoài đường tiêu hóa: viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp,…  

Nếu nôn tiếp diễn, nôn vọt hoặc kèm những triệu chứng nghi ngờ khác như: sốt, ho, co giật, phát ban, đau quặn bụng, trướng bụng,… mẹ hãy để ý và đưa bé đến thăm khám bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Còn trong hầu hết các trường hợp, khi nôn trớ ở trẻ chỉ là trớ hoặc nôn thoáng qua, không có các triệu chứng bất thường khác kèm theo thì không có điều gì đáng lo ngại. 5 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ phòng tránh, hạn chế đáng kể chứng nôn trớ ở trẻ. 

5 mẹo nhỏ giúp mẹ phòng tránh, hạn chế chứng nôn trớ ở trẻ

Mẹo nhỏ 5: Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé

Hình ảnh: Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp hạn chế chứng nôn trớ ở trẻ

Vì dạ dày của bé còn nhỏ. Nên thay vì cho bé bú/ăn nhiều một lần, mẹ hãy chia nhỏ làm 2-3 lần và cho bé bú/ăn từ từ để quá trình tiêu hóa dễ dàng và nhanh hơn. 

Tuy nhiên, các bữa ăn nên tập trung và kéo dài không quá 30 phút/bữa. Ăn quá lâu cũng dễ làm trẻ mệt mỏi, coi nhẹ bữa ăn và hình thành tâm lý chán ăn. 

Mẹo nhỏ 4: Cho bé bú đúng cách

Hình ảnh: Cách mẹ cho bé bú cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chứng nôn trớ ở bé

Với trẻ bú mẹ: 

  • Mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông. Chạm núm vú vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng thì mẹ mới đưa núm vú vào miệng của trẻ. 
  • Nên cho trẻ bú bên trái trước rồi mới chuyển sang bên phải để giúp sữa tuần hoàn dễ dàng mà không gây trào ngược.
  • Sau khi bé bú xong, cần bế bé đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để giúp trẻ ợ hơi. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng hơi bé nuốt vào dạ dày và cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.

Với trẻ bú bình: 

Hình ảnh: Bé bú bình đúng cách

Mẹ nên nghiêng bình sữa, sao cho sữa ngập cổ bình để tránh bé nuốt phải không khí. 

Mẹo nhỏ 3: Không để bé nằm ngay sau khi ăn

Chắc hẳn mẹ vẫn còn nhớ chứ. Lúc nhỏ, dạ dày của bé vẫn còn nằm ngang. Khi bé nằm lượng thức ăn rất dễ bị trào ngược. Do đó, mẹ chỉ cho bé nằm sau khi bú mẹ ít nhất 15 phút nhé. 

Mẹo nhỏ 2: Bổ sung nước và chất điện giải

Với trẻ nôn trớ nhiều, vô tình một lượng nước và chất điện giải cũng bị mất đi. Từ đó cũng ảnh hưởng phần nào đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. 

Mẹ có thể khắc phục sự thiếu hụt này cho bé bằng những giải pháp rất đơn giản như: bổ sung dung dịch Oresol, nước cháo muối, nước trái cây loãng,… và cũng cần lưu ý, cho bé uống với từng ngụm nhỏ một thôi mẹ nhé!

Mẹo nhỏ 1: Bổ sung men vi sinh Simbiosistem

Men vi sinh Simbiosistem với thành phần từ 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus ramnousus LR06 và Lactobacillus reuteri LRE02 đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả với tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

HÌnh ảnh: Men vi sinh Simbiosistem

1. Tác dụng giảm nôn trớ, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lactobacillus reuteri trong men vi sinh Simbiosistem là lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất trên trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện và cho thấy tác dụng rõ ràng của lợi khuẩn này trên chứng nôn trớ, đau bụng co thắt ở trẻ.

2. Dự phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý đường tiêu hóa – một trong những nguyên nhân chính gây chứng nôn trớ bệnh lý ở trẻ

Lactobacillus ramnousus LR06 trong men vi sinh Simbiosistem được đánh giá với khả năng chống viêm cụ thể. Hữu ích trong trường hợp đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến cơn viêm. Nó còn có ý nghĩa trong các trường hợp: viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… 

Mẹ tham khảo thêm các nghiên cứu tại đây: 

  • Susana Salva và cộng sự (Trung tâm tham khảo về Lactobacillus – CERELA-CONICET, Argentina)
  • Indrio F và cộng sự (Khoa Nhi, ĐH Bari Policlinico, Bari, Italy)

Mỗi trẻ nhỏ là một tình trạng khác nhau. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe của bé hay men vi sinh Simbiosistem, hãy chia sẻ cùng Buona theo các cách sau:

  • Gọi trực tiếp đến tổng đài 0971468666.
  • Nhắn tin tại cửa sổ Chat Facebook/ Zalo
  • Để lại SĐT qua form ĐẶT HÀNG

Dược sĩ Buona sẽ liên hệ Tư vấn hỗ trợ cho mẹ và bé ngay nhé!

Tagged under: nôn trớ

What you can read next

kết hợp hai chủng lợi khuẩn thế hệ mới
Tìm hiểu 2 chủng lợi khuẩn thế hệ mới cho bé đường tiêu hóa khỏe
Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, giải pháp cực đơn giản từ men vi sinh Simbiosistem
Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, giải pháp cực đơn giản từ men vi sinh Simbiosistem
Nguyên nhân dịch nôn ở trẻ em
[CẬP NHẬT] Thủ phạm của dịch nôn ở trẻ em hiện nay tại Hà Nội
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì

    Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì tốt cho tiêu hoá?

  • Có nên ăn trứng với sữa chua

    Có nên ăn trứng với sữa chua? Kết hợp thế nào để tốt cho sức khoẻ

  • Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt

    Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

  • Sáng ăn đồ ngọt đau bụng

    Nguyên nhân sáng ăn đồ ngọt đau bụng & các giải pháp khắc phục

  • dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi và các cách xử lý

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo