
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Trong giai đoạn này, con chậm đi ngoài và dường như có phần biếng ăn hơn. Thế nhưng 2 điều này có thực sự liên quan đến nhau? Và nếu có thì đây là bệnh lý hay chỉ là sinh lý, một thời gian con sẽ hết?
Các nội dung chính
1/ Khi trẻ giãn ruột có biếng ăn không?
Giãn ruột là khi thể tích ruột tăng nhanh hơn bình thường, thường xảy ra lúc bé 2 tháng tuổi hay muộn hơn lúc 2,5 – 3 tháng ở một số bé và kéo dài trong 2 – 3 tháng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mà bé não cũng sẽ trải qua.
Khi trẻ giãn ruột có biếng ăn không được các mẹ khá quan tâm. Và thực tế thì giãn ruột không có mối liên quan nào tới tình trạng biếng ăn này của con cả. Có thể vì thể tích ruột đang tăng lên, lượng thức ăn dự trữ đã nhiều hơn, các cữ bú của con giãn ra nên mẹ có thể dễ lầm tưởng rằng bé đang biếng ăn. Nhưng thường thì không phải thế. Nếu con vẫn tăng cân đều, vui chơi, ngủ bình thường thì không có điều gì đáng lo ngại cả.
Để xác định bé biếng ăn, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Không có cảm giác đói
- Ngừng ăn sau một vài lần cắn
- Không tăng cân
- Giảm cân
- Suy dinh dưỡng
- Liên tục từ chối sữa trong ít nhất 1 tháng
- …
2/ Những nguyên nhân gây tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ
Trẻ giãn ruột có biếng ăn không thì câu trả lời là không đã rõ ràng. Nhưng các bé vẫn có thể bị biếng ăn trùng khớp với giai đoạn giãn ruột này, nhưng do các nguyên nhân khác, như:
- Do thay đổi sinh lý, chuyển giai đoạn: lật, ngồi, bò, mọc răng… các bé đang khám phá khả năng của cơ thể, mải luyện tập nên ít chú ý hơn tới ăn uống
- Do thiếu vi chất (canxi, sắt, kẽm, vitamin…), thường gặp hơn ở trẻ sinh non tháng
- Do bệnh lý: rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón… hay các bệnh đường hô hấp
- Do tâm lý: Ảnh hưởng từ chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống của mẹ hay bởi cảm xúc, hành vi… không tốt của cha mẹ với nhau. Điều này cũng có thể gây hại cho cảm xúc của trẻ và khiến bé từ chối ăn
- Trẻ cố tình từ chối ăn để thu hút sự chú ý của mẹ
3/ Cần làm gì khi trẻ bị giãn ruột và biếng ăn?
Khi trẻ giãn ruột và có dấu hiệu biếng ăn, trước hết mẹ cần xem xét lại để loại bỏ các yếu tố bệnh lý, tâm lý hay thiếu vi chất. Nếu con vẫn vui chơi, ngủ bình thường và tăng trưởng đều đặn thì nhìn chung, đây là biếng ăn sinh lý và không có gì đáng lo ngại cả.
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo áp dụng các phương pháp hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn như:
- Bổ sung lợi khuẩn: từ sữa chua, sữa chua uống, men vi sinh… lợi khuẩn sẽ giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bé tiêu hóa tốt, giảm nôn trớ… bụng dạ nhẹ êm, con cũng ăn uống tốt hơn
- Bổ sung vitamin tổng hợp, đặc biệt là các vitamin nhóm B: giúp kích thích bé ăn ngon
- Massage bụng cho trẻ nhẹ nhàng, theo chiều kim đồng hồ để giúp con thư giãn, kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng bài tập tốt cho tiêu hóa đơn giản, chỉ cần thực hiện tại chỗ như bài tập đạp xe
- Cho trẻ tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm: tăng cường tuần hoàn máu, trẻ ngủ ngon và tiêu hóa tốt hơn. Có thể thêm vào vài giọt tinh dầu để giúp bé thư giãn
- Tăng cữ bú: nên khoảng 15 lần/ngày khi bé đang trong giai đoạn giãn ruột
Đặc biệt, cha mẹ cũng tuyệt đối không ép trẻ ăn quá mức vì sẽ khiến con sợ hãi, từ biếng ăn sinh lý con có thể chuyển thành biếng ăn bệnh lý và khó khắc phục.
Mẹ có thể tham khảo Bộ đôi Men vi sinh Simbiosistem + Vitamin tổng hợp Buonavit Baby cho bé trong giai đoạn này:
- Bổ sung 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 dạng bao phim cho hiệu quả gấp 5 LẦN, giúp trẻ tiêu hóa tốt, dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ
- 10 vitamin tinh chất (A, D, E, K, B1, B2…): bổ sung dinh dưỡng, năng lượng lành mạnh trực tiếp, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa trao đổi chất, trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng một cách tự nhiên
- 2 sản phẩm thiết kế dạng nhỏ giọt tiện lợi, dùng được cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh
- Nhập khẩu nguyên hộp từ Italy 100%.
Như vậy, mặc dù không có mối liên hệ nào về trẻ giãn ruột có biếng ăn không nhưng tình trạng biếng ăn (do các nguyên nhân khác) vẫn có thể xảy ra cùng lúc với giai đoạn giãn ruột này. Nếu sau 2 – 3 tuần áp dụng các biện pháp kể trên mà tình trạng biếng ăn của con không chuyển biến tích cực hơn, bé sụt cân hoặc đứng cân thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám để làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp nhé.