
Rối loạn tiêu hóa rất thường xảy ra và tái đi tái lại ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi lần trẻ bị rối loạn tiêu hóa lại là một lần khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết phải xử trí ra sao. Vì sao trẻ lại dễ bị rối loạn tiêu hóa đến vậy? Phòng ngừa chúng như thế nào?… Bài viết này sẽ là câu trả lời dành riêng cho mẹ.
Các nội dung chính
1. Vì sao trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa?
Nhiều khi con trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà chúng ta không hiểu rõ vì sao. Mọi thứ từ sữa, cơm, rau củ,… dường như đã rất ổn nhưng trẻ vẫn cứ bị tiêu chảy, táo bón, hay đầy bụng, khó tiêu,…
Nghiên cứu đã chỉ ra, có 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
-
- Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện: nên trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…), thích nghi kém với thức ăn mới. Loạn khuẩn đường ruột rất dễ xảy ra.
- Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện: nên khả năng bảo vệ và quá trình phục hồi ở trẻ cũng diễn ra chậm chạp hơn. Đặc biệt ở những trẻ bú sữa ngoài, trẻ đang ăn dặm bổ sung,… thường bị thiếu hụt lợi khuẩn cũng như kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ.
- Sử dụng kháng sinh: trẻ em có thể ốm bệnh bất kỳ lúc nào và phải sử dụng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt luôn những lợi khuẩn. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng nên trẻ rất dễ gặp phải rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ khó tiêu hóa
- Môi trường sống ô nhiễm, thực phẩm mang mầm bệnh
2. Triệu chứng trẻ rối loạn tiêu hóa
2.1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những trường hợp điển hình của rối loạn tiêu hóa. Theo thống kê, trẻ em dưới 2 tuổi bị tiêu chảy bình quân 2-3 đợt/năm. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Khi bị tiêu chảy, trẻ đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày và thường kèm theo các dấu hiệu khác như: nôn ói, giảm bú hẳn, sốt,… phân có thể lẫn cả nhầy máu. Cảm giác lượng phân thải ra vượt quá lượng thức ăn trẻ ăn uống vào thì tức là tiêu chảy rồi đó mẹ ạ.
2.2. Táo bón
Táo bón cũng là một trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Xong thường được phát hiện, đặc biệt là điều trị cách nghiêm túc khi tình hình đã muộn dẫn đến thời gian điều trị dài và khó khăn hơn.
Trái ngược với trường hợp tiêu chảy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, trẻ táo bón thường đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Kèm theo đó là cảm giác đau, khó chịu khi đi bởi lượng phân khô, cứng. Đôi khi còn lẫn máu trong phân.
2.3. Nôn trớ
Nôn trớ rất thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu trẻ chỉ trớ một lượng nhỏ chất lỏng sau ăn thì không có điều gì đáng lo ngại. Bởi có khoảng 20-50% trẻ sơ sinh bị trớ sau ăn và tự khỏi sau 6-12 tháng.
Song nếu trẻ nôn tiếp diễn, nôn vọt kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, ho, co giật, đau quặn bụng, trướng bụng,… thì rất có thể trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
2.4. Đi ngoài phân sống
Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ do mất cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn : hại khuẩn (85:15) trong đường tiêu hóa. Thức ăn không được tiêu hóa hết nên phân sống, lổn nhổn, hoa cà hoa cải, đôi khi có lẫn nhầy, có thể kèm theo đầy bụng,….
3. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể chữa khỏi được và ít khi gây nguy hiểm tính mạng. Song với trẻ em, cha mẹ không nên chủ quan. Nếu như ở người lớn khi bị rối loạn tiêu hóa, cơ thể có thể tự phục hồi sau 1-2 ngày thì với trẻ điều này khá khó khăn và tùy thuộc cơ địa từng trẻ.
Nếu không sớm khắc phục đúng cách thì quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch,… Thậm chí việc phát triển trí tuệ về lâu dài của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, trẻ cần được phòng ngừa và phát hiện, điều trị bệnh kịp đúng đắn ngay từ đầu mẹ nhé!
4. Các phương pháp điều trị khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nhìn chung, rối loạn tiêu hóa là tên gọi chỉ những bất thường trong quá trình tiêu hóa nói chung và với mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị riêng. Do đó, khi trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mẹ cần cho bé đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp cho bé mẹ nhé! Việc tự ý điều trị tại nhà cho trẻ là nguy hiểm và không được khuyến cáo.
5. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ từ men vi sinh
Hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây bệnh, loạn khuẩn đường ruột. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là ở trẻ sinh non tháng, bú sữa ngoài, trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm bổ sung, trẻ suy giảm miễn dịch.
Việc bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh giúp củng cố đường tiêu hóa tốt cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời là giải pháp an toàn, hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích.
Nhìn chung, các lợi khuẩn đều có phần nào lợi ích:
- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột
- Cải thiện những rối loạn và bệnh lý đường tiêu hóa
- Tăng hấp thu, thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin, khoáng chất
- Tăng cường miễn dịch
- …
Tuy nhiên, hiệu quả rõ rệt là đặc hiệu theo từng chủng lợi khuẩn. Để chọn mua men vi sinh đúng chuẩn lợi khuẩn phù hợp với tình trạng của bé, mẹ nhất định phải có những hiểu biết nhất định về men vi sinh này nhé!
Một số lưu ý khác dành cho mẹ:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và đến 18-24 tháng tuổi
- Chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. Hạn chế dầu mỡ và các thực phẩm nhiều đường.
- Cho bé tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia
- Không tự ý sử dụng kháng sinh cho bé
- Giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé và vệ sinh môi trường xung quanh. Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh.