• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt ba mẹ nên xử lý thế nào?
Tháng Ba 26, 2023

Thứ Hai, 24 Tháng Mười 2022 / Published in Cẩm nang sức khỏe

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt ba mẹ nên xử lý thế nào?

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có sao không và ba mẹ nên xử trí thế nào? Vì còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên trẻ nhỏ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đi ngoài phân sống… Mong rằng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ!

Các nội dung chính

  • 1 1/ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?
  • 2 2/ Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt
  • 3 3/ Cách trị rối loạn tiêu hóa và sốt cho trẻ

1/ Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không?

bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt có thể cùng lúc xảy ra, thế nhưng không phải lúc nào trẻ rối loạn tiêu hoá cũng sốt mẹ nhé. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có bị sốt không thì sốt chỉ là một trong những triệu chứng mà trẻ rối loạn tiêu hoá có thể gặp phải và cảnh báo cơ thể hay đường tiêu hoá đang bị viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công.

2/ Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá, như: tác dụng phụ của kháng sinh, ngộ độc thực phẩm, bất dung nạp lactose, dị ứng thực phẩm, đầy bụng do thức ăn khó tiêu hoá, do bệnh khác (viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm phổi…).

Còn trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt thì nguyên nhân phần lớn là do nhiễm trùng, bị tấn công bởi:

  • Vi khuẩn: Salmonella, E. Coli, Campylobacter, vi khuẩn tả… Chúng xâm nhập tấn công khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước, đồ vật mang những vi khuẩn này hoặc những loại thức ăn chưa được chế biến kỹ, thường gặp vào mùa hè. Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt vì thường hay lăn lê bò, thích chạm vào nhiều thứ và hay đưa nhiều thứ lên miệng… Trẻ thường sốt cao kèm theo tiêu chảy, phân dễ dính nhầy máu, đau bụng… trẻ thường lờ đờ mệt mỏi
  • Nhiễm virus: Thường gặp nhất là Rotavirus – tác nhân hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, thường gặp hơn vào mùa lạnh. Trẻ có thể sốt nhẹ hay cao, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân hiếm khi có máu, ho, sổ mũi… trẻ thường vẫn vui tươi hồng hào

Vì sốt kéo theo tăng quá trình chuyển hoá trong cơ thể nên trẻ sẽ dễ mất nước, cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Do đó mẹ cần chú ý hơn trong việc bù nước và bổ sung dinh dưỡng cho con nhé.

3/ Cách trị rối loạn tiêu hóa và sốt cho trẻ

cách trị rối loạn tiêu hóa và sốt

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt, trước hết ba mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và được hướng dẫn đơn thuốc phù hợp, như tuỳ trường hợp mà bé có cần sử dụng kháng sinh hay không.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc bé rối loạn tiêu hoá kèm sốt tại nhà như sau:

  • Bù nước: khi trẻ tiêu chảy, nôn, sốt cao
    • Cho trẻ bú nhiều hơn với bé còn đang bú mẹ
    • Ưu tiên sử dụng Oresol 245 có áp lực thẩm thấu thấp, pha đúng tỷ lệ 1 gói : 200ml nước (hoặc 1 gói : 500ml nước tuỳ loại), sau đó cho trẻ uống sau mỗi lần tiêu chảy hay nôn trớ, từng ngụm nhỏ
    • Có thể thay thể bằng nước dừa, nước cháo muối, nước lọc. Không dùng nước ngọt
  • Hạ sốt: (nhiệt độ tính theo nhiệt độ đo tại hậu môn, nếu đo ở nách thì mẹ cộng thêm 0,5)
    • Sốt < 38,5 độ C: cởi thoáng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước
    • Sốt > 38,5 độ C hoặc khi trẻ mệt mỏi, khó chịu do sốt: cởi thoáng quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, dùng khăn ấm lau người cho trẻ 5 – 10 phút. Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo liều trung bình 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng lại nếu trẻ vẫn sốt
  • Men vi sinh: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đường tiêu hoá của con nhanh phục hồi và khoẻ mạnh
    • Nên ưu tiên lựa chọn men vi sinh theo công nghệ đặc biệt như Công nghệ bao phim lợi khuẩn, Công nghệ bào tử… để tăng lượng lợi khuẩn sống sót đến ruột, tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị
    • Dùng cách kháng sinh ít nhất 2 giờ (nếu có)
  • Thực đơn cho bé:
    • Chế biến món ăn mềm, dễ tiêu hoá, đủ dinh dưỡng, đảm bảo ăn chín uống sôi, nguồn nước sạch…
    • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, có thể thêm các bữa phụ để tăng cường dinh dưỡng cho bé
    • Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và nhiều đường
  • Vệ sinh không gian sinh hoạt và học tập của bé sạch sẽ, cả đồ chơi của con
  • Cho trẻ đi khám bác sĩ khi: sốt cao, khát nước dữ dội, mệt mỏi, lừ đừ, phân có máu, đau bụng dữ dội, bỏ ăn, quấy khóc, không đi tiểu trong 4 – 6 tiếng… hay quá 3 ngày chăm sóc tại nhà nhưng không cải thiện

bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt

Để hỗ trợ đường tiêu hoá cho con, mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho bé. Đây là men vi sinh có thành phần là 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Cùng công nghệ bao phim lipid độc quyền, sản phẩm được đánh giá với nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu…
  • Hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế đầu nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt của con và biết cách xử trí phù hợp. Nếu thấy con sốt cao hoặc kèm theo các bất thường sức khoẻ nghiêm trọng khác, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp.

What you can read next

Giải mã 5 nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em
Giải mã 5 nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em
trẻ tiêu chảy có được uống sữa công thức
Trẻ tiêu chảy có được uống sữa công thức? Những lưu ý mẹ cần biết
Thực đơn cho bé bị viêm đường ruột
Thực đơn cho bé bị viêm đường ruột & Các lưu ý về dinh dưỡng
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm

    Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao & các hệ quả thường gặp

  • Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh

    Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đổi sữa cho bé?

  • Trẻ mấy tháng uống được nước gừng

    Trẻ mấy tháng uống được nước gừng? Tác dụng với sức khoẻ của trẻ

  • Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì

    Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì? Các lưu ý khi chế biến cho bé

  • Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi

    Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi và các nguyên nhân

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo