
Không ăn thức ăn lạ, không đi du lịch, mọi sinh hoạt của trẻ đều bình thường nhưng bỗng có rất nhiều trẻ nhỏ tại Hà Nội và khu vực lân cận phải nhập viện trong thời gian gần đây vì nôn ói nhiều, tiêu chảy, sốt… khiến các bậc phụ huynh không tránh khỏi lo lắng, thậm chi lo sợ khi cho rằng nó có liên quan tới bệnh lạ “viêm gan bí ẩn”. Và vào ngày 16/05/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cung cấp thông tin về thủ phạm của “dịch nôn” này.
Các nội dung chính
Thủ phạm của dịch nôn ở trẻ em – Norovirus
Qua quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm nhanh chóng và nỗ lực nghiên cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tìm ra tác nhân gây bệnh chính của dịch nôn ở trẻ em hiện nay là Norovirus.
Đây chính là virus gây viêm dạ dày ruột (gastro-enteritis) hàng đầu thế giới, nhiều hơn cả Rotavirus. Đặc trưng của Norovirus là gây nôn liên tục.Trẻ thường nôn nhiều trong 1 ngày rồi giảm dần, có thể kèm theo sốt, sau đó là tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh nhanh, thường chỉ 24h nên chúng ta có thể thấy nó được lây lan với tốc độ chóng mặt.
Và chắc chắn rằng, “dịch nôn” ở trẻ em hiện nay không phải là bệnh “viêm gan bí ẩn” như chúng ta lo lắng trước đó mẹ nhé! Theo Trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, đây mới là các triệu chứng cảnh báo bệnh viêm gan thực sự: sốt, mệt mỏi, buồn nôn/ nôn, vàng da toàn thân, vàng mắt. Và cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca mắc “viêm gan bí ẩn” nào cả.
Hướng dẫn phòng ngừa & chăm sóc trẻ trong thời điểm dịch nôn hoành hành
Hướng dẫn phòng ngừa
Norovirus lây lan qua 2 con đường chính:
- Tiếp xúc với phân của người bệnh, có thể là trực tiếp với phân của trẻ mắc bệnh (phân – tay – miệng) hay gián tiếp qua mầm bệnh bị dây vào quần áo, rau củ, đồ đạc (phân – tay – đồ đạc – tay – miệng)
- Tiếp xúc với giọt bắn của dịch nôn, có thể là trực tiếp với dịch nôn của trẻ em mắc bệnh hay gián tiếp qua dịch nôn bị dây vào quần áo, rau củ, đồ đạc…
Đặc biệt, Norovirus không bị tiêu diệt bởi cồn hay nước sát khuẩn nhanh. Do đó để phòng ngừa dịch nôn này một cách hiệu quả, ba mẹ cần:
- Vệ sinh tay cho trẻ với xà bông và xả trôi dưới vòi nước
- Lau, sát trùng bề mặt, nhà cửa, vệ sinh đồ chơi với nước javen pha loãng mỗi 1 – 2 tuần
- Cho trẻ đeo khẩu trang (khi con chịu hợp tác)
Hướng dẫn chăm sóc trẻ trong thời điểm dịch nôn
Khi không may mắc bệnh, trẻ sẽ có các dấu hiệu điển hình là: buồn nôn, nôn (không có máu, không có màu vàng xanh), đi ngoài tóe nước (không nhày máu), đau bụng… và có thể sốt nhẹ. Thường sau 2 – 3 ngày bệnh sẽ giảm và hồi phục nhanh.
Vì nôn nhiều, nôn liên tục, có thể kèm theo tiêu chảy nên trẻ rất dễ mất nước. Do đó điều quan trọng nhất ba mẹ cần làm lúc này là bổ sung đủ nước và điện giải cho bé.
Mẹ hãy cho trẻ uống Oresol, khoảng 50 – 100ml sau mỗi lần trẻ nôn hay tiêu chảy. Và uống theo nguyên tắc từ từ từng ít một, theo từng thìa nhỏ. Cần pha Oresol theo đúng hướng dẫn, có thể dùng Oresol nồng độ thẩm thấu thấp để hiệu quả bù nước tốt hơn mẹ nhé!
Để hỗ trợ đường tiêu hóa của con chóng phục hồi, khỏe mạnh thì ba mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem – men vi sinh nhỏ giọt chuyên biệt cho tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Simbiosistem Gocce có thành phần là hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, trong các trường hợp tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy do virus, tiêu chảy do kháng sinh, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ.
Đặc biệt, Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem được sản xuất theo Công nghệ bao phim độc quyền – đã được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu – giúp tăng hiệu quả gấp 5 lần. Từ đó giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng nôn trớ, tiêu chảy… ở trẻ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ vẫn nôn, đi ngoài nhiều thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được truyền dịch, bù nước kịp thời.
Cũng không nên tự ý dùng thuốc giảm đau, cầm nôn hay tiêu chảy khi không có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể làm lu mờ triệu chứng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Mặt khác, nó kéo dài thời gian vi khuẩn, virus, độc tố lưu lại trong đường tiêu hóa, làm trẻ đầy hơi, chướng bụng, kéo dài thời gian bị bệnh.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nếu trẻ không còn nôn trong 12 – 24 tiếng thì có thể cho con ăn uống lại bình thường, bắt đầu với thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.
Đặc biệt, dịch nôn ở trẻ em hiện nay là do virus, do đó cha mẹ tuyệt đối không sử dụng kháng sinh nhé!
Khi trẻ bị nôn, tiêu chảy. Ba mẹ cũng nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm cho các thành viên còn lại trong gai đình và những người xung quanh bằng các rửa tay sạch sẽ với xà phòng ngay sau khi thay bỉm, quần áo, lau dịch nôn cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, và nên cho con nghỉ học đến ít nhất 2 – 3 ngày sau khi hết triệu chứng để giảm thiểu tối đa việc lây lan ra cộng đồng.
Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ vơi đi phần nào nỗi lo khi biết được thủ phạm chính của dịch nôn, tiêu chảy ở trẻ em hiện nay là Norovirus, không phải là virus viêm gan bí ẩn như chúng ta thường lo sợ trước đó.
Nhưng dù là nguyên nhân nào, việc trẻ nôn liên tục, tiêu chảy nhiều cũng đều khiến con mệt mỏi và ba mẹ phải bận tâm. Hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ đúng cách khi nôn, tiêu chảy ở trên để con chóng khỏe bạn nhé!