
Các bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ thường được khá nhiều mẹ quan tâm và đem ra áp dụng. Song điều đó có thực sự “an toàn” và lành tính như chúng ta vẫn nghĩ? Hiệu quả của chúng như thế nào? Mẹ cùng Buona khám phá vấn đề này nhé!
Các nội dung chính
1. Chữa tiêu chảy cho trẻ bằng các loại lá, quả có vị chát như: búp ổi, chuối xanh, lá chè xanh,… có thực sự đúng?
Các loại lá, quả có vị chát như: búp ổi, chuối xanh, lá chè xanh, hồng xiêm xanh, vỏ quả măng cụt, lá mơ lông, lá lộc vừng, nụ sim, lá cây nhót… thường được nhiều bà, nhiều mẹ truyền tai nhau về công dụng chữa tiêu chảy tức thì. Song điều đó có thực sự hiệu quả và an toàn với trẻ?

Cần cẩn trọng khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ
Chính tanin – chất tạo nên vị chát trong những loại lá, quả này – cũng chính là chất gây cầm tiêu chảy nhanh chóng, tức thời mà chúng ta thường thấy.
Tuy nhiên, các Bác sĩ đều cảnh báo: triệu chứng lâm sàng của bệnh thuyên giảm chỉ là giả tạo. Tiêu chảy ở trẻ là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… xâm nhập vào đường ruột. Việc trẻ đi ngoài nhiều lần là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất độc ra ngoài. Do đó, cần tuyệt đối cẩn trọng khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ.
Tanin có tính chất làm săn se, giảm nhu động ruột. Số lần đi ngoài giảm bớt nhưng thực chất là quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể đang bị cản trở. Vi khuẩn và chất độc vẫn còn tích tụ trong lòng ruột. Nếu không được khắc phục đúng và kịp thời, điều này có thể khiến trẻ đau bụng, viêm ruột,… thậm chí là tử vong.
2. Cà rốt – món ăn bổ dưỡng khi bé tiêu chảy
So với búp ổi, chuối xanh, lá chè xanh,… Các món ăn từ cà rốt sẽ là một giải pháp bổ trợ an toàn và hiệu quả cho bé tiêu chảy.
Trong cà rốt có chứa pectin. Đây là một loại chất xơ hòa tan và cũng là nguồn thức ăn của lợi khuẩn đường tiêu hóa. Bổ sung cà rốt sẽ gián tiếp giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột khi bé tiêu chảy. Ngoài ra, pectin còn hút nước trong ruột, trương nở và kéo các sản phẩm bệnh lý ra ngoài. Từ đó cũng giúp phân đặc lại và làm sạch ruột.
Các món ăn từ cà rốt chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng (kali, vitamin A, B, C,…) và hỗ trợ điều trị tốt cho chứng tiêu chảy của bé.
Nguyên liệu:
- 500g Cà rốt
- 2 lít nước
- ½ – 1 thìa cà phê muối
- (Thịt lợn/ Thịt bò/ Thịt gà/…)
Cách làm:
Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ. Đun sôi vừa lửa với 2 lít nước trong khoảng 20 phút cho nhừ. Đến khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì đem ra xay nhuyễn.
Sau đó mẹ có thể:
- Thêm muối và đun sôi trở lại, đợi nguội và cho bé ăn trực tiếp
- Nấu cùng thịt lợn/thịt gà/thịt bò,… thành món cháo hay súp cho bé.
Lưu ý:
Phương pháp này chỉ áp dụng với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bé có thể ăn nhiều bữa súp cà rốt trong ngày. Nhưng nếu thấy tình trạng tiêu chảy giảm bớt, mẹ nên giảm dần lượng cà rốt và tăng lượng cháo. Bởi nếu ăn cà rốt quá nhiều, cơ thể không hấp thu kịp thì có thể gây vàng da. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
3. Nước gạo rang
Nguy cơ mất nước và điện giải là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được quan tâm khi trẻ bị tiêu chảy. Bên cạnh việc bổ sung nước và điện giải qua oresol, mẹ có thể cho bé uống nước gạo rang, nước súp, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả,… để bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng cho bé.
Ngoài ra, nước gạo rang còn được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc gan.
Mẹ chỉ cần lấy gạo, rang cho đến khi vàng và thấy mùi thơm. Sau đó cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lấy khoảng 100-200gr gạo rang, cho thêm một chút muối và đun cùng 2 lít nước. Đến khi gạo nở đều, mẹ chắt lấy nước cho bé dùng dần trong ngày.
Các bài thuốc dân gian cũng ít nhiều mang lại lợi ích với chứng tiêu chảy. Song ở trẻ em, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện thì không phải phương pháp nào cũng nên áp dụng cho bé mẹ nhé!
Nhất là khi hiệu quả có tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa hấp thu, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân tiêu chảy.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy xuất phát từ các yếu tố bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… Nếu chỉ dùng các phương pháp này sẽ không thể khỏi được. Thời gian điều trị kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nhiều phương pháp như dùng búp ổi, lá trà xanh,… được nhiều người tin tưởng còn gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Thêm vào đó, chưa có báo cáo khoa học nào về tính an toàn của các phương pháp này khi dùng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Do đó, khi trẻ tiêu chảy, nên cho bé đi khám để xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị đúng mẹ nhé!
Tham khảo: