
Trẻ bị đầy hơi khó thở có thể do con đã ăn nhiều thực phẩm sinh khí, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý trong hay ngoài đường tiêu hoá nghiêm trọng hơn. Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu cụ thể trong bài viết.
Các nội dung chính
1/ Trẻ bị đầy hơi khó thở là dấu hiệu bệnh gì?
Trẻ bị đầy hơi khó thở có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, bất kể tình trạng nào gây đầy hơi, do sự tích tụ của khí, chất lỏng, thức ăn trong dạ dày đều có thể dẫn tới khó thở. Nguyên nhân là vì khi đầy hơi, áp lực trong cơ bụng tăng lên và làm hạn chế chuyển động của cơ hoành – một vách ngăn giữa cơ ngực và bụng hỗ trợ cho quá trình thở.
Các nguyên nhân cụ thể có thể kể tới là:
- Trẻ không dung nạp lactose
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Tắc ruột
- Táo bón
- Chứng liệt dạ dày
- Lạm dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Do trẻ ăn quá nhiều thực phẩm sinh khí (bắp cải, đậu lăng, bông cải xanh, hành, tỏi, nước ngọt có gas, sữa và các sản phẩm từ sữa…) hoặc các thực phẩm khó tiêu hoá (nhiều dầu mỡ, tinh bột…)
- Do thói quen ăn uống không lành mạnh: nhai không kỹ, ăn nhanh, ăn không đúng giờ…
Khó thở khiến trẻ có hơi thở ngắn và nhỏ hơn bình thường. Ngoài những nguyên nhân kể trên, nó có thể do lo lắng, hoảng sợ… hay dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi hay các cơn hen suyễn. Do đó, nếu trẻ đầy hơi khó thở hơn 1 ngày thì ba mẹ nên đưa con đi khám ngay để được Bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn điều trị phù hợp.
2/ Cách xử lý đầy hơi khó thở ở trẻ em
Hầu hết tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sẽ tự hết khi các chất khí, chất lỏng hay thức ăn di chuyển thuận lợi qua dạ dày mà không còn tích tụ. Khi đó tình trạng khó thở của trẻ cũng thuyên giảm. Để đầy hơi khó thở cho trẻ, mẹ có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau:
- Massage bụng cho trẻ: dùng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Nên thực hiện sau ăn ít nhất 30 phút – 1 tiếng để giúp con tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Có thể làm ấm tay, thoa thêm một chút dầu nóng trước
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn
- Với trẻ sơ sinh, nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú để loại bỏ khí tích tụ trong dạ dày
- Trẻ táo bón: thụt tháo (giải pháp ngắn tạm thời) hoặc cho trẻ uống thuốc nhuận tràng macrogol 3350 (VD: PEGinpol) để loại bỏ phân ứ đọng. Sau đó điều trị duy trì trong khoảng 6 tháng để khắc phục táo bón hoàn toàn
- Trẻ không dung nạp lactose: ngưng cho trẻ uống sữa và các sản phẩm từ sữa, nên thay thế bằng sữa free lactose
- Tránh các thực phẩm sinh nhiều khí, đặc biệt là đồ uống có gas
- Bổ sung men vi sinh để cung cấp các lợi khuẩn cho đường tiêu hoá, giúp con hấp thu dinh dưỡng và tiêu hoá tốt hơn
Tuy nhiên, mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ nếu con:
- Đầy hơi khó thở hơn 1 ngày
- Trẻ đi ngoài ra máu
- Tức ngực
- Nghẹt thở
- Phân sẫm màu hoặc có máu
- Nôn không dứt sau 1 ngày
- Mất phản xạ đi ngoài
- Đau bụng nặng
Để giảm tình trạng đầy bụng, ợ hơi, tiêu hoá kém… mẹ có thể tham khảo bổ sung thêm Men xơ Simbiosistem Bustine cho bé. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Italy, với công thức kết hợp độc đáo của 10 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus (Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115) và chất xơ thế hệ mới Orafti®.
- Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
- Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
- Hỗn hợp Inulin làm giàu oligofructose trong Simbiosistem (Orafti® synergy 1) Được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
- Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng đầy hơi khó thở của con và biết hướng xử trí phù hợp. Và cũng đừng quên cho con đi khám ngay khi tình trạng kéo dài hơn 1 ngày hoặc kèm theo các bất thường sức khoẻ khác mẹ nhé!