• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Giải mã 5 nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em
Tháng Ba 26, 2023

Thứ Tư, 28 Tháng Tám 2019 / Published in Cẩm nang sức khỏe, Tin tức

Giải mã 5 nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em

Giải mã 5 nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Tuy có cùng biểu hiện là đi ngoài nhiều lần trong ngày, song nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy có thể có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau và mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị riêng. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa chứng tiêu chảy tái phát, nhất định phải xác định nguyên nhân đã mẹ nhé! 

Các nội dung chính

  • 1 Nguyên nhân 1: Nhiễm Rota virus
  • 2 Nguyên nhân 2: Nhiễm khuẩn đường ruột
  • 3 Nguyên nhân 3: Do sử dụng kháng sinh
  • 4 Nguyên nhân 4: Trẻ không dung nạp lactose
  • 5 Nguyên nhân 5: Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Nguyên nhân 1: Nhiễm Rota virus

Theo Ths. BS Bùi Ngọc An Pha (Giám đốc Y Khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC): Tiêu chảy cấp do Rota virus là một trong những bệnh lý thường gặp và cực kỳ nguy hiểm ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. 

Khi bị nhiễm virus, trẻ có thể đi ngoài tóe nước từ 10-20 lần/ngày. Một số bé đi ngoài > 20 lần/ngày khiến cơ thể mất nước trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng thường kèm theo như: nôn, sốt, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà hoa cải. 

Rota virus cực kỳ nguy hiểm và dễ lây lan nên trẻ nhỏ cần được uống vacxin càng sớm càng tốt. Bé cần được uống đủ liều và đúng lịch để bảo vệ trẻ trước bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời. 

Hiện nay, trên thị trường VN chủ yếu có 3 loại vacxin: 

  • Rotarix (Bỉ): uống 2 liều. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần
  • Rotateq (Mỹ): uống 3 liều. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần
  • Rotavin (Việt Nam): uống 2 liều. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần

Theo thống kê từ 3 Bệnh viện lớn ở Việt Nam, tiêm vacxin có thể phòng ngừa 50% nguy cơ tiêu chảy cấp ở trẻ. 

Tiêu chảy cấp do rotavirus thường kéo dài 3 – 9 ngày nhưng phải mất vài ba tuần để trẻ phục hồi. Trong thời gian này, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu: Lactobacillus rhamnosus LR06, Lactobacillus reuteri, Saccharomyces boulardii cho bé. Nghiên cứu bởi Saattedra J (Trung tâm Y tế Johns Hopkins, Baltimore, Maryland 21287, Hoa Kỳ) cho thấy các chủng lợi khuẩn này giúp cải thiện chứng tiêu chảy cấp ở trẻ, kể cả chứng tiêu chảy do Rota virus.

Tham khảo: 

Nguyên nhân 2: Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh do các vi khuẩn: E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả),…  

E.coli là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị tiêu chảy. E.coli phân bố rất rộng trong môi trường như: đất, nước, thực phẩm,… Chúng ký sinh trong ruột già của người cũng như hầu hết các loài thú đẳng nhiệt khác. Vì vậy, trẻ rất dễ bị lây nhiễm E.coli khi vô tình tiếp xúc với nước bẩn hay thực phẩm, rau củ quả chưa rửa sạch, chín kỹ,…  

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như: tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, mệt mỏi. Phân có thể lẫn nhầy máu. Kết quả xét nghiệm phân thấy bạch cầu. 

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé! Dựa trên kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị cùng loại thuốc kháng sinh phù hợp cho bé. 

Nguyên nhân 3: Do sử dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh là điều không thể tránh khỏi khi trẻ ốm bệnh, hay cụ thể là trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trên. Song bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi và gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy. 

Trẻ bị dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh dài ngày

Trẻ bị dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh dài ngày

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh khá phổ biến. Theo thống kê, cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể xảy ra cùng đợt trẻ dùng kháng sinh, sau 1-2 ngày, sau 1-2 tuần. Hoặc thậm chí cả tháng sau đó. 

Lúc này, cho bé uống men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột là điều cần thiết. 

Tuy nhiên, không ít trường hợp dùng men vi sinh mà trẻ vẫn tiêu chảy không dứt. Sự thật là, không phải lợi khuẩn nào cũng giống nhau. Lợi ích mang lại là đặc hiệu theo từng chủng lợi khuẩn. 

Do đó, mẹ cần bổ sung men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy cho bé ngay từ đầu nhé!

Nguyên nhân 4: Trẻ không dung nạp lactose

Hội chứng bất dung nạp lactose rất hiếm gặp ở trẻ. Trẻ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa đường lactose trong sữa và các chế phẩm từ sữa. 

Tuy nhiên, một số trẻ có thể trải qua tình trạng nhạy cảm với lactose (kém tiêu hóa lactose tạm thời). Hậu quả là, trẻ rất dễ bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như: chướng bụng, sôi bụng, đi phân chua, đầy hơi,… sau khoảng 30 phút – 2h khi tiêu thụ lactose.  

Nếu các triệu chứng này nặng và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của dị ứng đạm sữa. Mẹ cần thay thế bằng sữa free lactose ngay cho bé.

Bất dung nạp lactose - nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa

Bất dung nạp lactose – nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy khi uống sữa

Song ở hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sự nhạy cảm với lactose có thể là một tình trạng phản ứng tạm thời sau khi uống một số loại thuốc, sau khi bị nhiễm trùng đường ruột và sau đó sẽ biến mất. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose chiếm tỷ lệ không nhiều.

Nếu trước đó bé vẫn uống sữa bình thường và không may bị tiêu chảy, mình chưa cần đổi sữa free lactose ngay cho bé bởi điều này không quá quan trọng. Mẹ nên ưu tiên bổ sung dinh dưỡng cho bé qua các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu: cháo thịt nạc cà rốt, chuối, táo, nước gạo rang,… Và nhất là tuân thủ kê đơn của bác sĩ để loại trừ chính xác tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân 5: Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Có đến 6 – 8 % trẻ em bị dị ứng thức ăn, thường với: sữa, đậu nành, trứng, lúa mì, khoai tây,… Trẻ có thể gặp: đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nổi ban đỏ,… khoảng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. 

Điều quan trọng là xác định chính xác yếu tố gây dị ứng và loại trừ chúng ra khỏi bữa ăn của trẻ mẹ nhé!

Ngoài ra, khi thức ăn không đảm bảo vệ sinh (nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng,…) hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên rất dễ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trẻ thường có cảm giác nôn và buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt,… 

Nguyên nhân khác

Mẹ đã cùng Buona tìm hiểu về 5 nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em, cũng như cách dự phòng, xử lý với từng trường hợp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng này như: 

  • Viêm dạ dày ruột
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh Celiac
  • Bệnh xơ nang
  • …

Do đó, khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần liên tục (thời gian kéo dài trên 2 tuần), mẹ không nên chủ quan và cho bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ những nguyên nhân thực thể nghiêm trọng này ngay nhé!

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ và có biện pháp phòng tránh tốt cho bé.

Tham khảo:

  • Bé 0-5 tuổi bị tiêu chảy, 4 nhóm thuốc hàng đầu bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết
  • Hiểu đúng về các bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ
  • Bé uống kháng sinh bị tiêu chảy, giải pháp cực đơn giản từ men vi sinh Simbiosistem
Tagged under: tiêu chảy

What you can read next

Bé 0-5 tuổi bị tiêu chảy, 4 nhóm thuốc hàng đầu bất kỳ cha mẹ nào cũng cần biết
Bé 0-5 tuổi bị tiêu chảy, 4 nhóm thuốc hàng đầu bất kỳ cha mẹ nào cũng cần biết
Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đổi sữa cho bé?
cho bé ăn váng sữa có nên hâm nóng
Cho bé ăn váng sữa có nên hâm nóng? Nên ăn váng sữa thế nào?
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm

    Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao & các hệ quả thường gặp

  • Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh

    Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đổi sữa cho bé?

  • Trẻ mấy tháng uống được nước gừng

    Trẻ mấy tháng uống được nước gừng? Tác dụng với sức khoẻ của trẻ

  • Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì

    Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì? Các lưu ý khi chế biến cho bé

  • Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi

    Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi và các nguyên nhân

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo