
Trẻ tiêu chảy uống thuốc gì? Chắc hẳn, chuyện con đi nặng, đi nhẹ bao nhiêu lần, đi lỏng hay nát, vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Mẹ hoang mang, lo lắng trước những gì mà mẹ cảm thấy “bất thường” cũng là điều dễ hiểu. Buona sẽ chia sẻ cùng mẹ 4 nhóm Thuốc/ TPCN cần thiết trong điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ thường xuyên được các bác sĩ kê đơn.
Các nội dung chính
Nhóm 1: Oresol thẩm thấu thấp
Nước không làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Trái lại, trẻ đi lỏng nhiều lần là do ruột bị kích thích và tăng tiết dịch ruột. Đi ngoài ra nước liên tục khiến cơ thể bé mất nước trầm trọng. Do đó, bổ sung nước và điện giải là yêu cầu quan trọng đầu tiên với trẻ bị tiêu chảy.
Mẹ nên cho bé uống Oresol thẩm thấu thấp (Natri: 75 mEp/l, nồng độ thẩm thấu 245 mosmol/l) thay vì Oresol chuẩn. Vì so với Oresol chuẩn thường được sử dụng trước đây, Oresol thẩm thấu thấp được đánh giá có nhiều lợi ích nổi trội hơn trong việc giảm số lần đi tiêu, hạn chế nôn, giảm thời gian tiêu chảy,… cho bé.
Nhóm 2: Men vi sinh
Trẻ tiêu chảy uống thuốc gì? Men vi sinh thường là nhóm bổ sung đầu tiên mà các mẹ nghĩ đến khi trẻ bị tiêu chảy.
Men vi sinh giúp củng cố sự vững bền của hàng rào niêm mạc ruột. Chúng sẽ cạnh tranh và đẩy các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, không ít trường hợp dùng men vi sinh mà con tiêu chảy mãi không dứt khiến mẹ không khỏi lo lắng. Nhưng sự thật là không phải loại lợi khuẩn nào cũng hiệu quả với chứng tiêu chảy ở trẻ.
Men vi sinh gồm rất nhiều chủng loại khác nhau và rất dễ bị tác động bởi môi trường. Sự khác biệt trong tên gọi, mẫu mã, nguồn gốc,… là điều mà chúng ta có thể thấy rõ. Song chủng loại lợi khuẩn, công nghệ sản xuất mới là yếu tố chính quyết định đến chất lượng sản phẩm đó mẹ ạ.
Vậy chọn men vi sinh vi sinh nào khi bé tiêu chảy ?
Theo chủng loại lợi khuẩn
BS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà (Bộ môn Nhi, ĐH Y Hà Nội) có chia sẻ:
- Bổ sung L. rhamnosus và B. lactis có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy có ý nghĩa thống kê.
- Bổ sung L. rhamnosus (Lactobacillius GG) ở giai đoạn sớm của tiêu chảy do Rotavirus giúp rút ngắn thời gian bị bệnh từ 0,5 – 1,5 ngày.
- Hiệu quả phòng ngừa chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh rõ ràng nhất khi bổ sung L. rhamnosus dạng dược phẩm và B. lactis, S. rthermophilus trong sữa công thức.
- Chưa có nghiên cứu nào ghi nhận sự gia tăng tiêu chảy khi sử dụng probiotics.
Trẻ em rất dễ gặp phải các bệnh lý đường tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy. Do đó, men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn L. rhamnosus, B. lactis hay S. rthermophilus chính là sự lựa chọn tốt nhất cho hệ tiêu hóa của bé lúc này đó mẹ ạ.
Theo công nghệ sản xuất
Mỗi liều lượng men vi sinh thông thường dao động từ 10^8 đến 4×10^10 tế bào lợi khuẩn. Song không phải tất cả đều có thể đến ruột và phát huy tác dụng đâu mẹ nhé!
Lợi khuẩn trần rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, pH… môi trường. Thậm chí, chỉ có khoảng 20% lợi khuẩn trần sống sót khi đến ruột. Chưa kể đến nếu việc bảo quản không đúng, thì lượng lợi khuẩn thực sự có tác dụng là bao nhiêu?
Để khắc phục được tình trạng đó, mẹ nên chọn men vi sinh dạng bao phim, bào tử. Nhờ công nghệ sản xuất hiện đại, lợi khuẩn được bảo vệ trước những điều kiện bất lợi của môi trường.

Hình ảnh: Công nghệ bao phim đột phá giúp bảo vệ 90% lợi khuẩn sống sót khi đến ruột, hiệu quả điều trị vượt trội gấp 5 lần
Hiện nay, công nghệ bao phim đang được đánh giá là giải pháp đột phá. Mỗi lợi khuẩn trần sẽ được bao phim bằng một màng bảo vệ lipid. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, có đến 90% lợi khuẩn bao phim sống sót khi đến ruột.
Nhóm 3: Kẽm
Bổ sung kẽm không chỉ bù đắp lượng kẽm thiếu hụt khi bé tiêu chảy, mà còn thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tế bào niêm mạc ruột. Mẹ hãy bổ sung thêm kẽm để giúp bé nhanh hơn khỏi nhé!
Nhóm 4: Thuốc cầm tiêu chảy Racecadotrin (cần kê đơn từ bác sĩ)
Một số mẹ khi thấy con bị tiêu chảy thường sử dụng các bài thuốc dân gian như: nước đọt ổi non, nước sắc vỏ măng cụt,… hay tự ý mua các loại thuốc cầm tiêu chảy như: viên Mangostana, viên Imodium,…
Điều này rất nguy hiểm. Bởi tiêu chảy thường do đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Việc đi cầu nhiều lần là phản ứng của cơ thể để đào thải các chất độc ra ngoài.
Song các loại thuốc cầm tiêu chảy này lại cản trở quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể, gây tích tụ vi khuẩn và chất độc lại trong ruột. Phân dồn ứ có thể khiến trẻ bị đau bụng, viêm ruột,… thậm chí là tử vong.
Vậy trẻ tiêu chảy uống thuốc gì được?
Rececadotrin là một trong những loại thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, nó giúp làm giảm tiết dịch ruột nhưng không làm giảm nhu động ruột, không gây tồn ứ phân. Tình trạng tiêu chảy được khắc phục nhanh mà ít để lại tác dụng phụ.
Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc điều trị tiêu chảy khác, mình không nên tự ý dùng thuốc cho bé. Mẹ cần đưa bé đi khám và nhận kê đơn từ bác sĩ.
Simbiosistem – Men vi sinh toàn diện cho chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Men vi sinh Simbiosistem với thành phần từ 2 chủng lợi khuẩn L. ramnousus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả vượt trội với chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Công nghệ bao phim đột phá mang đến hiệu quả gấp 5 lần.
- An toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hoàn toàn không chứa chất gây dị ứng.
Mỗi trẻ nhỏ là một tình trạng khác nhau. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe của bé hay men vi sinh Simbiosistem, hãy chia sẻ cùng Buona theo các cách sau:
- Gọi trực tiếp đến tổng đài 0971468666.
- Nhắn tin tại cửa sổ Chat Facebook/ Zalo
- Để lại SĐT qua form ĐẶT HÀNG
Dược sĩ Buona sẽ liên hệ Tư vấn hỗ trợ cho mẹ và bé ngay nhé!
TRẺ EM LÀ ĐỐI TƯỢNG RẤT DỄ GẶP PHẢI CÁC TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN TIÊU HÓA. MẸ NÊN DỰ PHÒNG SẴN MEN VI SINH Ở NHÀ CHO BÉ. NHẤT LÀ VỚI BÉ MIỄN DỊCH KÉM, BÉ ĂN SỮA NGOÀI, BÉ ĐANG ĂN DẶM BỔ SUNG,…