
Công nghệ bao phim lợi khuẩn bằng 1 lớp Lipid trong men vi sinh bao phim Simbiosistem đã được công nhận và cấp bằng sáng chế độc quyền tại Italia ( số: WO2010103374 A2). Đây là công nghệ hoàn toàn mới, đã được kiểm chứng hiệu quả trên lâm sàng cũng như tính ổn định của chế phẩm, khả năng sản xuất thương mại trước khi được cấp bằng sáng chế.
Các nội dung chính
Tóm tắt dễ hiểu về công nghệ bao phim lợi khuẩn như sau:
Công nghệ bao phim lipid sử dụng một lớp chất lỏng ( lipid), ở dạng khí nóng tạo xương mù. Lợi khuẩn sẽ đưa vào lơ lửng trong môi trường này và các hạt lipid nhỏ sẽ lắng đọng và tạo thành một lớp màng bảo vệ xung quanh lợi khuẩn.
Công nghệ độc quyền này được cấp bằng sáng chế bao gồm quy trình phủ các tế bào lợi khuẩn với các phân tử polyglycerides của axit béo, thuộc nhóm phụ gia thực phẩm E475, có nguồn gốc thực vật.
Sau khi vào đến đường tiêu hóa, độ chua của dạ dày (pH khoảng 1,5) bắt đầu một quá trình phân hủy chậm của màng lipid bảo vệ và quá trình này diễn ra dọc theo đường ruột đặc biệt là lipase, muối mật và dịch tụy. Bằng cách này các lợi khuẩn bao phim sẽ không bị các yêu tố gây hại trực tiếp tấn công và do đó duy trì sự sống và ra tăng cơ hội tốt hơn để xâm chiếm thành ruột và phát huy hiệu quả của mình.
Nghiên cứu lâm sàng Men vi sinh bao phim 1
Nghiên cứu: TƯƠNG LAI CỦA CÁC CHẾ PHẨM LỢI KHUẨN DẠNG BAO PHIM ? – Hiệu quả tăng lên của chế phẩm probiotics được bao phim bảo vệ trong dạ dày. ( tài liệu gốc: Is microencapsulation the future of probiotic preparations? The increased efficacy of gastro-protected probiotic của tác giả Mario Del Piano,1 Khoa Nhi Tiêu Hóa; Bệnh viện Maggiore della Carità, Italy.
Mục đích và mổ tả nghiên cứu:
Tác giả đã thử nghiệm nghiên cứu trên 7 dòng lợi khuẩn khác nhau thuộc họ Lactobaccilus , so sánh khả năng sống sót của lợi khuẩn trong môi trường các chế phẩm sữa, môi trường dịch vị dạ dày, bổ sung thêm muối mật, dịch tụy.
Bảng kết quả nghiên cứu
Kết quả cho thấy:
Sự ổn định được cải thiện của men vi sinh bao phim so với các dòng không tráng khác nhau trong các chế phẩm men vi sinh khác nhau. Đối với các sản phẩm nhất định (ví dụ: một chếphẩm trong pha dầu, mỡ, chế phẩm bột có hàm lượng nước cao), việc sử dụng các dòng không bao phim sẽ không khả thi vì không ổn định. Kết luận, nghiên cứu này nhấn mạnh khả năng sử dụng một nồng độ thấp hơn của các chủng lợi khuẩn bao phim lipid có khả năng kháng dịch vị dạ dày tốt hơn. Loại probiotic siêu bao phim này cũng mang lại sự cải thiện đáng kể về tính ổn định của sản phẩm khi ra ngoài thị trường.
Nghiên cứu lâm sàng Men vi sinh bao phim 2
Nghiên cứu: So sánh động học xâm chiếm ruột của chế phẩm kết hợp 5 loại probiotic dạng bao phim và dạng truyền thống – không bao phim. Tài liệu gốc: Comparison of the Kinetics of Intestinal Colonization by Associating 5 Probiotics bacteria Assumed Either in a Microencapsulated or in a Traditional, Uncoated Form – Tác giả: Mario D. Piano
Mục đích và thiết kế nghiên cứu:
Một so sánh giữa khả năng xâm lấn ruột của một hỗn hợp 5 lợi khuẩn được bao phim và không bao
phim ( truyền thống) được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu lai chéo, ngẫu nhiên. Nghiên cứu (từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 1 năm 2009) có 53 người tình nguyện khỏe mạnh. Đặc biệt, các đối tượng được chia thành 2 nhóm: Nhóm A (27 đối tượng) đã được sử dụng uống hỗn hợp các loại lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus LA02 (DSM 21717), Lactobacillus rhamnosus LR04 (DSM 16605), L. rhamnosus GG, hoặc LGG (ATCC 53103), L. rhamnosus LR06 (DSM 219781) và Bifidobacterium lactis BS01 (LMG P-21384) ở dạng không bao phim và nhóm B là 28 đối tượng được sử dụng chủng lợi khuẩn tương tự, với cùng hàm lượng và được bao phim lipid.
Kế quả:
Sự gia tăng có ý nghĩa thống kê trong lượng phân của tổng số lợi khuẩn Lactobacilli, Lactobacilli dị hợp
tử và tổng số Bifidobacteria được ghi nhận ở cả hai nhóm vào cuối mỗi giai đoạn bổ sung so với d0 hoặc d42(nhóm A: P – 0.0002, P = 0.0001 và P < 0.0001, p = 0.0069 và P <0.0001 ở d63 đối với tổng sốLactobacilli, cácchủng Lactobacilli khác và Bifiddobacteria, nhóm B: P = 0.0002, P = 0.0006, và P <0.0001 ở d21, P = 0.0001, 0.0015, P = 0.0016 và P <0.0001 ở d63 đối với tổng số Lactobacilli, Lactobacilli phân huỷ sinh học, và Bifidobacteria tương ứng), xác nhận được khả năng của mỗi chủng lợi khuẩn bám vào tế bào ruột, dù ở dạng bao phim kháng dịch vị hay dạng đông khô truyền thống là tương đương nhau. Tuy nhiên, các đối tượng nghiên cứu tiếp nhận lợi khuẩn bao phim có hàm lượng chỉ bằng 1/5 lần so với những đối tượng sử dụng chủng lợi khuẩn không bao phim.
Kết luận
Kỹ thuật bao phim lợi khuẩn sống được sử dụng trong nghiên cứu này là một cách tiếp cận hợp lý
nhằm cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của các chủng lợi khuẩn trong suốt tuyến đường tiêu hóa dạ dày-tá tràng, do đó tăng cường hiệu quả của lợi khuẩn và tiết kiệm chi phí điều trị đến 5 lần.
Trong báo cáo: Lợi khuẩn: Mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng hợp lý.( Nguồn: http://slideplayer.com/slide/5071464/)
Báo cáo có thực hiện nghiên cứu dựa trên chế phẩm men vi sinh kết hợp 2 chủng lợi khuẩn L. Reuteri và L. Rhamnosus trong điều trị tiêu chảy bệnh viện ở trẻ em so với nhóm chứng. Kết quả cho thấy hiệu quả vượt trội của chế phẩm men vi sinh kết hợp.
Báo cáo kết luận chế phẩm men vi sinh chứa lợi khuẩn sống là chế phẩm an toàn cho trẻ em, sử dụng hiệu quả trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tăng hấp thu, tăng khả năng đề kháng. Trong một số trường hợp có thể dùng như một liệu pháp thay thế kháng sinh và dùng dự phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ có nguy cơ cao như trẻ đẻ non.