
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng và nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Vậy bệnh tiêu chảy lây qua đường nào? Và chúng ta có thể làm gì để phòng tránh tiêu chảy cho bé hiệu quả?
Các nội dung chính
1/ Bệnh tiêu chảy lây qua đường nào?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng > 3 lần/ngày, có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, tác dụng phụ của thuốc (điển hình là kháng sinh), bất dung nạp thực phẩm… Và có những thời điểm tiêu chảy xảy ra hàng loạt, đặc biệt ở trẻ em vào mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh.
Vậy bệnh tiêu chảy lây qua đường nào?
Không phải lúc nào tiêu chảy cũng lây bạn nhé!
Tiêu chảy sẽ lây lan khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thường lây lan qua đường phân – miệng hay nguồn nước, thực phẩm bị ô nhiễm. Cụ thể là:
- Khi mọi người không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, họ có thể lây bệnh khi chạm trực tiếp vào người khác (VD: bắt tay) hoặc gián tiếp qua việc chạm vào những thứ mà mọi tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, dụng cụ ăn uống, thú cưng… Trẻ em dễ bị lây tiêu chảy hơn vì các con có xu hướng hay cho tay và các đồ vật vào miệng.
- Qua nguồn nước bị nhiễm phân của người nhiễm bệnh: nước thải, nhà vệ sinh…
- Thực phẩm chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, tiêu chảy có thể lây qua đường hô hấp trong một số ít trường hợp như do Rotavirus, Adenovirus.
Và tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của một bệnh không lây nhiễm. Trong trường hợp này, nhu động ruột bất thường khiến thức ăn di chuyển nhanh qua đường tiêu hóa và nên gây tiêu chảy. Gặp trong tiêu chảy không do nhiễm trùng như:
- Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Bệnh viêm ruột (IBD)
- Bệnh celiac
- Cường giáp
- Không dung nạp lactose
- Tác dụng phụ của thuốc (điển hình là kháng sinh)
2/ Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho bé hiệu quả
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng và nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ nhỏ. Khi đã hiểu được bệnh tiêu chảy lây qua đường nào thì chúng ta cũng có thể dễ dàng đưa ra các biện pháp phòng ngừa nó hiệu quả, bao gồm:
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ và cả mọi người trong gia đình sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Chọn thực phẩm sạch, còn tươi
- Rửa tay trước khi nấu ăn, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các vật dụng chứa thức ăn cho trẻ
- Ăn chín uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch
- Thức ăn chín không để quá lâu
- Đảm bảo vệ sinh tất cả các bề mặt có nguy cơ lây nhiễm chéo: nhà vệ sinh, phòng ốc, nệm, gối, đồ chơi… đặc biệt các bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc
- Tiêm phòng đầy đủ
- Tăng cường sức đề kháng đường tiêu hóa bằng cách bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh, sữa chua, sữa Kefir cho bé
Hiện nay, lợi khuẩn bao phim Simbiosistem – men vi sinh đặc hiệu cho tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ – là sản phẩm được nhiều Bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị và dự phòng tiêu chảy cho bé.
Với thành phần là 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ giảm tiêu chảy qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, cùng Công nghệ bao phim độc quyền cho hiệu quả gấp 5 lần, Simbiosistem sẽ là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc cho bé.
Nếu đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trên mà tình trạng tiêu chảy của bé vẫn thường xuyên lặp lại thì ba mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống cho con và tuyệt đối không đi ăn bên ngoài để dò tìm tác nhân thực phẩm nào đang gây tiêu chảy. Nếu không khỏi, ba mẹ cần cho bé đi khám để làm rõ nguyên nhân và đây có thể là dấu hiệu của các bệnh đường tiêu hóa không do nhiễm trùng.
Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ bệnh tiêu chảy lây qua đường nào cũng như biết cách phòng tránh tiêu chảy cho bé hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease#:~:text=Infection%20is%20spread%20through%20contaminated,soap%20can%20reduce%20disease%20risk.
- https://www.health.com/condition/diarrhea/is-diarrhea-contagious
- https://www.verywellhealth.com/contagious-and-infectious-diarrhea-1958810