
Tiêu chảy nhiễm khuẩn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó thường kéo dài ít nhất 14 ngày. Do đó, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn không hề dễ dàng. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà mẹ cần biết khi trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Các nội dung chính
1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn là gì?
Tiêu chảy nhiễm khuẩn hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh do các tác nhân vi sinh vật như: vi khuẩn, virus,… gây ra.
- Tiêu chảy do vi khuẩn: E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia…
- Tiêu chảy do độc tố của vi khuẩn: E. coli, Clostridium difficile, Vibrio cholerae, tụ cầu.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng ở trẻ em, với hệ tiêu hóa còn non nớt thì tình trạng này dễ gặp, xảy ra thường xuyên và mức độ nguy hiểm cao hơn. Tiêu chảy nặng có thể dẫn tới mất nước, hoặc thậm chí là nhiễm độc nhiễm khuẩn toàn thân, nguy cơ tử vong rất cao.
2. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn
Với trẻ > 1 tuổi khi bị tiêu chảy nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu như: đi ngoài phân lỏng > 2 lần trong 24h, trong phân lẫn đàm máu, tiêu chảy kéo dài > 14 ngày.
Một số các triệu chứng khác khi trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn như: trẻ tiêu chảy nôn ói, sốt, đau bụng, mắc rặn,…
3. Trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn uống thuốc gì?
Ở trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thì quan trọng nhất vẫn là bổ sung nước và chất điện giải. Nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ hãy tiếp tục cho con bú và cho bú nhiều hơn.
Sau mỗi lần trẻ đi ngoài, mẹ hãy cho con uống khoảng 50 – 100 ml Oresol. Song nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng thì cần được truyền dịch tại bệnh viện.
Lưu ý:
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ
- Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ
- Bổ sung men vi sinh đúng chủng lợi khuẩn để có hiệu quả tốt và nhanh hơn
- Điều trị các triệu chứng kèm theo nếu có
Không ít trường hợp các mẹ bổ sung men vi sinh cho con mà tiêu chảy vẫn thế, dường như không thấy hiệu quả. Nguyên nhân là bởi không phải men vi sinh nào cũng giống nhau. Để có được hiệu quả như mong đợi, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ dùng men vi sinh thuộc các loài lợi khuẩn Lactobacillus rahmnosus, Lactobacillus reuteri, S. boulardii. Đây là các loài lợi khuẩn đã cho hiệu quả rõ rệt trên chứng tiêu chảy ở trẻ.
Hiện nay, Simbiosistem là men vi sinh đến từ Italy có sự kết hợp 2 thành phần chủng lợi khuẩn: Latobacilllus rhamnosus LR06 và Lactobacillus reuteri LRE02. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả giảm số ngày tiêu chảy rõ rệt khi bổ sung chủng lợi khuẩn này cho trẻ. Lactobacillus rhamnosus còn có khả năng ức chế virus E. coli – nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.
Đặc biệt, Simbiosistem với công nghệ bao phim lợi khuẩn độc quyền đã được cấp bằng sàng chế tại Châu Âu (2010) cho phép lợi khuẩn sống sót khi đến ruột lên tới 90% – gấp 5 lần phương pháp thông thường. Chính điều này sẽ mang lại hiệu quả nhanh và kịp thời hơn. Mẹ tham khảo sản phẩm tại: https://simbiosistem.vn/
5. Phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cho trẻ như thế nào?
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín
- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch: dùng nguồn nước sạch để chải răng cho trẻ, khuyên trẻ ngậm miệng khi tắm và không nuốt nước khi tắm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch cho trẻ và người chăm sóc trẻ: trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sanh.
- Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế. Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi, uống vắc-xin ngừa Rotavirus.