
Trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn có sao không? Nhất là khi tình trạng này dễ gặp phải, dễ tái phát? Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
Các nội dung chính
1/ Tại sao trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn?
Trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi liên quan tới việc hăm tã. Vùng da xung quanh hậu môn của bé là khu vực kín, ít thông thoáng nên khó quan sát và phát hiện sớm hăm, lâu dần dẫn tới viêm tấy, đỏ lên.
Hăm tã có thể đến từ các lý do cụ thể bao gồm:
- Để tã ướt hoặc bẩn quá lâu, trẻ dễ bị hăm tã hơn nếu thường xuyên đi vệ sinh
- Tiêu chảy
- Trẻ đang mọc răng – phải nuốt thêm nước bọt vào đường tiêu hoá, làm tăng nguy cơ hăm tã
- Tã chật, cọ xát
- Dị ứng với sản phẩm mới: khăn lau, tã lót, thuốc tẩy, nước giặt xả, kem dưỡng, phấn…
- Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men, mẹ có thể nhìn thấy các chấm đỏ rải rác xung quanh các nếp gấp
- Trẻ có làn da nhạy cảm, mắc bệnh về da: viêm da dị ứng, viêm da tiết bã…
2/ Trẻ đỏ hậu môn khi đi ngoài có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn có thể cải thiện sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tình trạng này có thể tái đi tái lại nhưng thường do việc vệ sinh chưa đúng cách của mẹ. Khi điều này được cải thiện thì trẻ bị hăm tã, đỏ hậu môn sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu để lâu và không được chăm sóc, hăm tã có thể làm biến đổi màu da ở những trẻ có làn da nâu hay da đen, vùng da bị hăm trở nên sáng hơn. Tình trạng giảm sắc tố này thường hết sau vài tuần hoặc vài tháng, vài năm nếu nặng. Ngoài ra, hăm tã có thể phát triển thành nhiễm trùng nặng không đáp ứng với điều trị.
3/ Cách xử lý khi trẻ bị đỏ hậu môn
Thông thường, hăm tã có thể tự biến mất khi được chăm sóc đúng cách tại nhà sau một vài ngày, bằng cách:
- Thay tã thường xuyên cho bé và rửa sạch mông, vùng hậu môn của bé với nước ấm trong mỗi lần
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc hương thơm
- Nhẹ nhàng lau khô da bé bằng khăn mềm hoặc để khô tự nhiên trước khi đóng tã mới
- Thoa một lớp kem bảo vệ da (thuốc không kê đơn hoặc kẽm oxit). Tuyệt đối không sử dụng kem bôi có chứa steroid, không sử dụng bột talc
- Chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt
- Đóng chặt tã nhưng không quá chặt, nhất là vào ban đêm để cho phép một số luồng không khí giúp ngăn ngừa hăm tã
- Hãy để mông bé có nhiều hơn thời gian được “thở”, không cần dùng tã
Tuy nhiên, trẻ cần đến khám bác sĩ nếu:
- Vùng đỏ hậu môn không biến mất hoặc trở nên tệ hơn sau 3 ngày chăm sóc tại nhà
- Có vết mụn nhọt, mụn nước, da bong tróc, vết loét chứa đầy mủ hoặc chảy nước, đóng vảy
- Bé đang dùng thuốc kháng sinh và phát ban màu hồng hay đỏ tươi với các đốm đỏ ở rìa
- Phát ban kèm theo đau đớn
- Sốt
Nếu đường tiêu hoá của trẻ dễ bị rối loạn, tiêu chảy, kém hấp thu, hay đầy bụng khó tiêu thì mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh tốt cho bé như Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem.
Sản phẩm bổ sung hai chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… Cùng công nghệ bao phim lipid độc quyền cho HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN men vi sinh thông thường. Đặc biệt, hai chủng lợi khuẩn đã được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ, dùng được cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh.
Như vậy, trẻ đi ngoài nhiều bị đỏ hậu môn thường không phải triệu chứng nguy hiểm và có thể tự hết sau một vài ngày được chăm sóc đúng cách. Đồng thời, đừng quên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng tái phát khiến bé khó chịu mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/symptoms-causes/syc-20371636
- https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Diaper-Rash.aspx