
Trẻ sơ sinh thường hay trớ ra nước màu trắng, thường là nước bọt, sữa mẹ hay sữa công thức. Vậy trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không? Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
Các nội dung chính
1/ Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không?
Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không? Hầu hết trẻ sơ sinh đều trớ ra nước trong trong những năm tháng đầu đời. Đây thường là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ngay cả khi trẻ ọc ra sữa trắng đục, sữa vón cục, dịch nhầy màu trắng nhưng nếu trẻ vẫn bú ngủ tốt, tăng cân đều, chơi vui vẻ thì mẹ không cần lo lắng quá nhé.
- Trẻ trớ chất lỏng màu trắng sữa, thường đó chỉ là sữa và nước bọt
- Trẻ ọc sữa kèm các cặn đông vón thành cục – là sữa đang được tiêu hoá bởi axit dạ dày bị trớ ra
- Trẻ khạc ra một khối lớn màu trắng là kết quả khi bé nôn mạnh
Tuy nhiên, nếu trẻ trớ ra nước trong nhưng sau đó lại kèm dịch nôn màu vàng, xanh, đỏ, hồng… hoặc con đau, quấy khóc, cáu kỉnh, bỏ ăn, mệt mỏi… thì mẹ nên đưa con đi khám ngay để bác sĩ làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử trí kịp thời nhé.
2/ Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh trớ nước trong
Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường, ít ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhưng ba mẹ vẫn cần theo dõi thêm vì vẫn có trường hợp đến từ các nguyên nhân bệnh lý cần được điều trị. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng này:
Nguyên nhân sinh lý
Nôn trớ, trớ ra nước trong, sữa… rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là vì dạ dày của trẻ sơ sinh còn nằm ngang và có thể thích rất nhỏ, cộng thêm cơ vòng – cơ co thắt giúp ngăn sự trào ngược của thức ăn từ dạ dày lên thực quản, lên miệng – ở trẻ còn chưa hoàn thiện, nên sữa vào dạ dày rất dễ bị đẩy ngược lên. Nhưng mẹ đừng lo lắng quá nhé, vì tình trạng nôn trớ do sinh lý này sẽ dần cải thiện và hết khi trẻ 1 tuổi.
Do trẻ bú chưa đúng cách
Cách mẹ cho bé bú cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc con nôn trớ nhiều. Để hạn chế điều này, mẹ cần chú ý:
- Cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn no quá
- Với trẻ bú bình, cần nghiêng bình khoảng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình, hạn chế việc trẻ nuốt phải quá nhiều không khí vào dạ dày khi bú
- Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú để loại bỏ bớt lượng khí thừa, tránh để con nằm ngay vì bé rất dễ trớ luôn
Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý không quấn tã, bỉm, chăn… cho bé quá chặt; nói không với khói thuốc lá vì khói thuốc sẽ làm tăng tiết axit dạ dày, càng khiến con dễ nôn trớ hơn nhé!
Trẻ mọc răng
Răng nhú lên khiến nướu bị nứt ra, nước bọt được tiết ra nhiều hơn để làm dịu các cơn đau của trẻ. Nhưng vì không kịp nuốt nên lượng nước bọt dưa thừa có thể chảy ra ngoài và nhìn thấy như bé đang trớ nước trong.
Để giảm bớt sự khó chịu cho bé, mẹ có thể rửa sạch tay và dùng ngón tay massage nhẹ nhàng phần lợi bị đau cho bé, hoặc cho con cắn khăn mát nhé.
Nguyên nhân bệnh lý
Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý như:
- Trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn (gây viêm đường hô hấp trên, viêm màng não), tình trạng nhiễm trùng kích thích dạ dày gây nôn. Mặt khác chất nhầy trong mũi, họng có thể chảy xuống bụng, khi đi qua cổ họng kích thích gây trớ
- Trẻ sốt mọc răng, tiêm phòng
- Tắc nghẽn dạ dày, ruột như: hẹp môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản, tắc ruột, xoắn ruột… Bên cạnh việc nôn trớ, trẻ thường đi kèm nhiễm trùng toàn thân, chướng bụng, bí trung đại tiện, dịch dạ dày nâu đen, đi ngoài ra máu… Trẻ cứ ăn vào là nôn, mệt mỏi, xanh xao…
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): ở trẻ sơ sinh, phần lớn hiện tượng nôn trớ liên quan tới trào ngược axit (GER) – là một hiện tượng sinh lý, không phải bệnh lý. Nhưng nếu sau 18 tháng trẻ vẫn bị trào ngược thì đây có thể là dấu hiệu của GERD – biến chứng nguy hiểm của GER – với biểu hiện là trẻ nôn trớ, đau, khóc, chán ăn, sụt cân…
- Trẻ bất dung nạp lactose
Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không thì dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì ba mẹ cũng hãy chú ý cải thiện tình trạng này nhé. Vì việc nôn trớ nhiều và kéo dài có thể ảnh hưởng ít nhiều đến dinh dưỡng của trẻ, trẻ dễ mệt mỏi.
3/ Cách xử lý tình trạng trớ nước trong ở trẻ sơ sinh
Để khắc phục tình trạng bé thường xuyên trớ ra nước trong, mẹ có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
- Cho bé bú đúng tư thế: Mẹ nâng đỡ toàn bộ cơ thể bé sao cho đầu, lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé áp sát vào bụng mẹ, mũi bé đối diện với núm vú, một tay của mẹ nâng vú để giúp bé ngậm bắt vú tốt
- Với trẻ bú bình, cần nghiêng bình khoảng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình, hạn chế việc trẻ nuốt phải quá nhiều không khí vào dạ dày khi bú
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ để giúp con tiêu hoá dễ dàng hơn, tránh để bé phải bú quá nhiều trong một lần
- Sau khi bú, cần giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong thời gian ngắn 20 – 30 phút để giúp sữa di chuyển xuống dạ dày dễ dàng hơn, không bị trào ngược lên thực quản. Để hiệu quả hơn thì mẹ nên vỗ ợ hơi cho con để loại bỏ lượng khí dư thừa, bằng cách bế bé thẳng đứng tựa đầu vào vai mẹ, một tay khum lại vỗ nhẹ lưng bé theo hướng từ dưới lên trên
- Không để trẻ nằm sấp sau ăn
- Điều chỉnh tốc độ bú, dòng chảy sữa chậm hơn sẽ giúp bé bú được nhiều hơn và giảm nôn trớ
- Kiểm tra kích thước tã của con, tránh để tã chật gây áp lực nên dạ dày và có các thành phần gây kích ứng da bé
Mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh Simbiosistem cho bé để hỗ trợ con tiêu hoá tốt hơn, giảm tình trạng nôn trớ. Đặc biệt, sản phẩm cho hiệu quả nhanh GẤP 5 LẦN nhờ Công nghệ bao phim độc quyền, giúp mẹ tiết kiệm chi phí nhờ lượng dùng ít hơn nhưng hiệu quả lại nhanh và vượt trội.
Men vi sinh Simbiosistem là hàng nội địa Italy 100% và hiện đã được phân phối chính hãng về Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh trớ ra nước trong kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Trẻ tiêu chảy, phân có máu
- Mất nước, môi và miệng khô, ít đi tiểu
- Nôn trớ liên tục
- Sốt cao trên 38,5 độ hoặc sốt quá 5 ngày
- Xanh xao, mệt mỏi, bỏ ăn, không tăng cân hoặc giảm cân rõ rệt
- Trẻ nôn ra chất lỏng có màu bất thường: xanh lá cây, vàng, đỏ, hồng hay nôn ra máu
- Trẻ khó thở
Như vậy, trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không còn tuỳ thuộc nguyên nhân cụ thể. Thông thường, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và cha mẹ chỉ cần khắc phục lại cách cho bé bú, bổ sung men vi sinh hỗ trợ. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần theo dõi thêm để phát hiện kịp thời các bất thường, tránh trường hợp trẻ nôn trớ do bệnh lý cần điều trị riêng.