• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Cẩm nang sức khỏe
  • Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi khi nào là bình thường?
Tháng Ba 26, 2023

Thứ Năm, 27 Tháng Mười 2022 / Published in Cẩm nang sức khỏe

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi khi nào là bình thường?

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi thế nào? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có số lần đi ngoài, tính chất phân khác rất nhiều so với người lớn. Sẽ cần một khoảng thời gian để đường tiêu hoá của con đi vào ổn định. Cùng kiểm tra tình trạng đi ngoài của con đang là bình thường hay bất thường mẹ nhé.

Các nội dung chính

  • 1 1/ Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi
  • 2 2/ Triệu chứng bất thường khi trẻ thay đổi số lần đi ngoài theo tháng tuổi
  • 3 3/ Làm sao để bé đi ngoài bình thường theo tháng tuổi

1/ Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi có sự thay đổi rất lớn trong những tháng đầu sau sinh, cụ thể là:

  • Trẻ mới chào đời: đi phân su màu xanh đậm, đặc dính, thường không có mùi, 1 – 2 lần/ngày trong 2 – 3 ngày đầu sau sinh
  • Trong những tuần đầu:
    • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: 4 – 5 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn lên tới 6 – 10 lần/ngày. Phân màu sáng hơn phân su, phân mềm
    • Trẻ bú sữa công thức hoặc kết hợp sữa mẹ và sữa công thức: số lần đi ngoài ít hơn ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, phân thường đặc hơn, có mùi nồng và nặng hơn
  • Trẻ 1 – 5 tháng tuổi: đường tiêu hoá đang dẫn được hoàn thiện về cả cấu trúc lẫn chức năng. Bé thường đi ngoài khoảng 3 – 5 lần/ngày, hoặc có thể ít hơn chỉ 1 – 2 lần/ngày. Bé vẫn đi phân mềm, nhuyễn
  • Trẻ > 6 tháng: đường tiêu hoá đã bắt đầu ổn định, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm với việc có mặt thêm của các thức ăn đặc, nên tần suất đi ngoài giảm còn khoảng 1 lần/ngày hoặc cách ngày tương tự như người lớn. Phân có màu tương tự như màu thức ăn dặm, có thể vẫn còn mẩu vụn thức ăn do chưa được tiêu hoá hết

2/ Triệu chứng bất thường khi trẻ thay đổi số lần đi ngoài theo tháng tuổi

số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

Trên thực tế, để đánh giá trẻ đi ngoài bình thường hay bất thường, chúng ta sẽ dựa vào tính chất phân nhiều hơn là sự thay đổi số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi. Vì số lần đi ngoài ở mỗi trẻ còn khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức, thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa mà trẻ sử dụng… hay sự thay đổi trong đường tiêu hoá của con (VD: giai đoạn giãn ruột sinh lý).

Nhìn chung, nếu trẻ vẫn đi phân mềm, đi ngoài dễ dàng mà không phải dùng sức rặn ị nhiều thì ba mẹ không cần lo lắng quá nhé.

Một số biểu hiện cho thấy trẻ đang đi ngoài bất thường mà mẹ nên lưu tâm như:

  • Tiêu chảy: phân lỏng nước với số lần đi ngoài nhiều hơn hẳn bình thường
  • Táo bón: phân cứng (kể cả chỉ cứng ở đầu, phần sau mềm), phân dê… bé phải dùng sức rặn ị nhiều
  • Phân nhạt màu, phân trắng là dấu hiệu của bệnh lý gan mật, cần đưa bé tới Bệnh viện để được kiểm tra ngay
  • Phân lẫn nhầy máu
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng kèm theo đau bụng, quấy khóc, nôn, biếng ăn

3/ Làm sao để bé đi ngoài bình thường theo tháng tuổi

bé đi ngoài như thế nào là bình thường

Để con đi ngoài bình thường theo độ tuổi, đường tiêu hoá phát triển khoẻ mạnh thì ba mẹ nên chú ý:

  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách. Chế biến món ăn mềm, đa dạng thực đơn để con hứng thú với bữa ăn
  • Thức ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi để phòng tránh nguy cơ tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hoá
  • Cho trẻ uống đủ nước, tăng cường chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Mẹ cũng chú ý tăng cường chất xơ, uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích (trà, cà phê…) nếu vẫn còn cho con bú
  • Với trẻ bú sữa công thức: pha sữa đúng tỷ lệ nước, không pha quá lỏng hay quá đặc. Đồng thời chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha
  • Cho bé tập các bài vận động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi để tăng cường thể lực, đồng thời kích thích nhu động ruột, quá trình tiêu hoá và đi ngoài thuận lợi hơn
  • Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đồ chơi hay những bề mặt trẻ hay tiếp xúc thường xuyên để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ

Để hỗ trợ đường tiêu hoá của con một cách tốt nhất, mẹ có thể tham khảo bổ sung Men xơ Simbiosistem Bustine cho con.

dùng men vi sinh

Con tiêu hoá khoẻ, bụng dạ nhẹ êm, hấp thu dinh dưỡng tốt nhờ Công thức độc đáo 2 in 1, với sự kết hợp của hai chủng lợi khuẩn sống Lactobacillus acidophilus La-14 (ATCC: SD5212), Lactobacillus plantarum Lp-115 (ATCC: SD5209) và chất xơ thế hệ mới Orafti®:

  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
  • Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
  • Chất xơ thế hệ mới Orafti® synergy 1 Được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi

Simbiosistem Bustine là hàng nội địa Italy 100% và đã được phân phối Chính hãng tại Việt Nam tại các Bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn…

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ hiểu rõ số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi khi nào là bình thường, bất thường để có hướng xử trí phù hợp. Nhìn chung, mẹ hãy nhìn vào tính chất phân và “phản ứng” của con khi đi ngoài để đánh giá nhé!

What you can read next

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy
Trẻ uống thuốc hạ sốt bị tiêu chảy có sao không? Nên làm gì?
lá cây chữa đi ngoài cho bé
8 lá cây chữa đi ngoài cho bé phổ biến và Cách dùng cụ thể
kết hợp hai chủng lợi khuẩn thế hệ mới
Tìm hiểu 2 chủng lợi khuẩn thế hệ mới cho bé đường tiêu hóa khỏe
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm

    Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao & các hệ quả thường gặp

  • Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh

    Kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đổi sữa cho bé?

  • Trẻ mấy tháng uống được nước gừng

    Trẻ mấy tháng uống được nước gừng? Tác dụng với sức khoẻ của trẻ

  • Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì

    Trẻ bị kiết lỵ nên ăn cháo gì? Các lưu ý khi chế biến cho bé

  • Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi

    Cách chữa kiết lỵ cho trẻ 4 tháng tuổi và các nguyên nhân

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo