
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì? Đây là tình trạng dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, hay tái đi tái lại. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cũng đóng vai trò không nhỏ để giúp con nhanh khỏi hơn nhưng không phải ba mẹ nào cũng thực sự để ý tới.
Các nội dung chính
1/ Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, trẻ gặp phải các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, sốt cao, nôn, đau bụng, phân lẫn máu…
Vì cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ thì tốc độ chuyển hóa trong cơ thể tăng 10%, kéo theo tăng nhu cầu dinh dưỡng. Khi sốt, cơ thể cũng dễ mất nước và chất điện giải qua mồ hôi, mất vitamin qua phân… Đi ngoài phân lỏng nhiều lần càng làm trẻ mất nhiều nước và chất điện giải hơn. Chính vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ nhiễm khuẩn đường ruột tăng lên rất nhiều so với bình thường.
Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?
- Tinh bột: gạo, khoai tây… để cung cấp năng lượng
- Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng…
- Các loại rau củ có màu vàng, xanh, đỏ như: cà rốt, hồng xiêm…
- Trái cây Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa… giàu vitamin
- Oresol để cung cấp nước và điện giải – đây là điều quan trọng nhất khi trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn. Sau mỗi lần bé nôn hay tiêu chảy, mẹ cho bé uống 50 – 100ml với trẻ < 2 tuổi, 100 – 200ml với trẻ > 2 tuổi, cho bé uống chút một theo từng ngụm nhỏ
- Nếu trẻ không thích vị của Oresol và nôn ra, không chịu uống thì mẹ có thể thay thế bằng nước cháo muối. Chuẩn bị 30-50g gạo, 3-4g muối, 5-6 bát nước. Đem gạo cùng nước nấu chín. Khi cháo đã nhừ thì dùng rây lọc lấy nước cháo, thêm muối, để nguội bớt rồi cho bé uống
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý:
- Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như cháo, súp, nước trái cây
- Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để con dễ ăn hơn
- Bổ sung thêm các thực phẩm chứa men tiêu hóa, tốt cho đường tiêu hóa như: giá đỗ, hạt nảy mầm
- Thay đổi món ăn đa dạng để trẻ hứng thú với bữa ăn
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì bạn hãy cho bé bú nhiều hơn
- Cho trẻ ăn như bình thường khi con khỏi ốm
2/ Các loại thực phẩm cần tránh khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột?
Ngoài trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì thì ba mẹ cũng cần hạn chế một số thực phẩm như:
- Thức ăn thô nhiều chất xơ: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng…
- Đồ uống có ga
- Thực phẩm nhiều đường: nước ngọt, bánh kẹo, trái cây ngọt… vì dễ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn
- Thức ăn quá lạnh
Chúng ta không nên cho trẻ kiêng dầu mỡ, đạm thịt vì đây vẫn là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho trẻ, mặt khác chúng còn tham gia vào quá trình chuyển hóa, hấp thu của các vi chất dinh dưỡng khác (VD: chất béo giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K).
Nếu bé không chịu ăn, mẹ hãy cố gắng chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tăng số bữa để bù lại. Tuyệt đối không để trẻ bỏ bữa hoặc ăn rất ít.
Một số mẹ thắc mắc trẻ tiêu chảy có uống sữa được không vì vẫn có một số trường hợp trẻ tiêu chảy nặng hơn sau khi uống sữa. Thực tế, khi tiêu chảy thì niêm mạc ruột của bé phần nào bị tổn thương, giảm tiết lactose – men tiêu hóa đường lactose trong sữa. Ở một số trẻ, tổn thương này có thể nặng hơn và khiến bé dễ tiêu chảy khi uống sữa.
Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cân nhắc dựa trên khả năng ăn uống của bé:
- Với trẻ nhỏ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính thì mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé uống và theo dõi thêm, nếu trẻ tiêu chảy nặng hơn thì mới cần ngưng sữa lại và chuyển qua sữa free lactose nếu cần thiết
- Với trẻ lớn, ưu tiên bổ sung dinh dưỡng từ thức ăn
Bên cạnh đó, để hỗ trợ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nhanh khỏi hơn và không bị tái phát, kéo dài dai dẳng thì mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem – men vi sinh chuyên biệt cho tiêu chảy ở trẻ:
- Thành phần 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do virus, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu…
- Hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường nhờ Công nghệ bao phim độc quyền đã được cấp Bằng sáng chế tại Châu Âu
- Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
- Thiết kế đầu nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng
Simbiosistem không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khi trẻ tiêu chảy mà còn cân bằng hệ vi sinh – khắc phục tác dụng phụ do kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột.
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì. Dinh dưỡng càng trở nên quan trọng hơn với trẻ lúc này để giúp con nhanh hồi phục hơn. Vì vậy, đừng quên lưu lại các thực phẩm trên đây để áp dụng ngay cho bé mẹ nhé!