
Trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ và ba mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Nhất là khi trẻ nôn trớ nhiều, có dấu hiệu mệt mỏi, chậm tăng cân…? Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ?
Nôn trớ là triệu chứng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh khi có tới khoảng 20 – 50% trẻ nôn trớ sau ăn và chúng sẽ dần thuyên giảm theo thời gian. Nguyên nhân do trẻ có vị trí dạ dày nằm ngang, đáy dạ dày phẳng và thể tích nhỏ, cơ của dạ dày và thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, cơ thượng vị cũng chưa phát triển bằng cơ môn vị nên nên thức ăn dễ chảy ngược ra ngoài.
Vậy trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ? Thông thường, tình trạng này là sinh lý và sẽ tự khỏi khi trẻ được 6 – 12 tháng. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan vì nôn trớ quá nhiều khi không được xử trí cũng có thể làm trẻ mất nước, rối loạn cân bằng nước và điện giải, ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí là tình mạng của bé. Hoặc trong một số trường hợp đây còn có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh khác.
2/ Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ nhiều
Thường mốc thời gian sẽ là sau 6 tháng để trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ. Trước thời điểm này, nếu trẻ chỉ trớ một lượng sữa không đáng kể trong hay sau khi bú nhưng cơ thể vẫn phát triển khoẻ mạnh thì không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ nhiều thì mẹ nên chú ý:
- Cho bé bú đúng cách hơn bằng cách tránh cho bé bú quá nhiều
- Nếu đầu vú mẹ tụt, cần điều chỉnh bằng cách lần vê vài lần hàng ngày để núm vú nhô ra
- Nếu trẻ bú bình, núm vú cần vừa phải và đầu núm phải đầy sữa khi bú để tránh bé nuốt phải nhiều không khí
- Sau mỗi lần cho bé bú, nên bế bé để đầu của con tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ lưng để không khí trong dạ dày thoát ra
- Khi bé nôn, nên đỡ bé ngồi dậy để tránh chất nôn tràn vào khí quản, dễ làm bé sặc nguy hiểm. Sau đó làm sạch cho bé theo thứ tự miệng trước, họng và mũi sau. Khi đã làm sạch xong mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để trấn an
- Nếu bé nôn trớ nhiều, hãy cho con uống nước lọc hoặc dung dịch Oresol theo từng ngụm nhỏ sau mỗi lần nôn
- Giải quyết tốt các bệnh lý mà trẻ đang gặp phải, đặc biệt là các bệnh dễ gây nôn trớ hơn như: viêm họng, viêm phế quản…
- Không tự ý sử dụng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
Mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ nôn trớ, tiêu hoá kém như Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem. Sản phẩm với 2 chủng lợi khuẩn sống L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… Đặc biệt, Công nghệ bao phim lipid độc quyền giúp HIỆU QUẢ GẤP 5 LẦN.
Bên cạnh đó, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay khi thấy trẻ nôn trớ kèm theo một trong những dấu hiệu:
- Đau bụng quằn quại
- Bụng trướng to
- Nôn trớ xong lại rơi vào trạng thái lơ mơ hay kích thích thần kinh
- Có hiện tượng co giật
- Nôn trớ liên tục và kéo dài quá 24h
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: khô miệng, ít nước mắt, tiểu ít (< 6 lần/ngày)
- Phân trẻ có máu hay màu xanh vàng
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có cho mình câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng thì hết nôn trớ. Nhìn chung, đây là tình trạng không có gì đáng lo ngại nhưng mẹ cũng nên chú ý điều chỉnh cách cho bé bú đúng cách hơn để giảm thiểu tình trạng này nhé!