
Trẻ mấy tháng uống được nước gừng và cách sử dụng ra sao? Mẹ có thể thu được lợi ích gì khi cho bé uống nước gừng?… Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết mẹ nhé!
Các nội dung chính
1/ Trẻ mấy tháng uống được nước gừng?
Gừng là loại gia vị và phương thuốc quen thuộc, còn được gọi là sinh khương (củ, thân rễ tươi) hay can khương (củ, thân rễ khô). Trẻ mấy tháng uống được nước gừng thì mẹ có thể áp dụng gừng làm bài thuốc cho bé từ 6 tháng tuổi, là thời điểm bé đã bắt đầu có thể ăn dặm.
Tuy nhiên, nếu muốn dùng gừng làm thức uống cho bé thì hãy áp dụng khi con được 12 tháng mẹ nhé! Vì đây mới là thời điểm thích hợp để trẻ uống trà hoặc đồ uống không phải sữa mẹ/ sữa công thức. Điều này giúp đảm bảo dinh dưỡng từ sữa không bị thay thế bởi các đồ uống khác.
Mẹ có thể làm trà gừng hoặc sữa gừng cho bé như sau:
- Trà gừng: Lấy một vài lát gừng và cho vào nồi nước, đun sôi vài phút ở lửa nhỏ. Tắt bếp và lọc lấy nước, để nguội cho bé uống 2 lần/ngày
- Sữa gừng: thêm một chút bột gừng vào sữa tươi bé đang uống. Điều này sẽ giúp trị cảm lạnh, ho cho bé
2/ Cho trẻ uống nước gừng có tác dụng gì?
Mặc dù thường chỉ dùng với lượng nhỏ nhưng trong gừng có nhiều tinh dầu, chất xơ, carbohydrate, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Có hơn 400 hợp chất trong gừng, bao gồm cả polyphenol -gingerol, quercetin, zingerone và terpen (tạo cho cây có mùi thơm đặc trưng), chất chống oxy hóa, chống viêm, chống vi khuẩn, chống virus, chống nấm, chống nôn và chống ung thư.
Theo dân gian, gừng là vị thuốc giúp tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, ăn không tiêu, đau bụng, nôn, đi ngoài, cảm lạnh, phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng…
Khi sử dụng cho trẻ, nó có thể mang tới nhiều lợi ích như:
- Giảm đầy hơi, loại bỏ khí dư thừa trong đường tiêu hoá
- Hỗ trợ gan khoẻ mạnh
- Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ bảo vệ trẻ trước các bệnh đường hô hấp dễ gặp như cảm cúm, cảm lạnh, ho…
- Làm dịu cơn ho
- Giảm buồn nôn và say tàu xe
- Giảm đau dạ dày
- Hỗ trợ quá trình tiêu hoá
3/ Những lưu ý khi cho trẻ uống nước gừng
Bên cạnh việc trẻ mấy tháng uống được nước gừng thì khi sử dụng gừng cho trẻ mẹ cũng nên lưu ý:
- Mẹ nên bắt đầu cho bé dùng với liều lượng nhỏ, bởi hương vị cay của gừng có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày. Ngoài gừng nguyên củ, mẹ có thể chọn mua gừng nghiền hoặc bột gừng.
- Nếu chọn gừng đóng gói, mẹ nên tránh các sản phẩm có thêm đường, muối hay chất bảo quản vì không tốt cho chế độ ăn của bé.
- Gừng tươi giữ ở nhiệt độ phòng 5 ngày, trong tủ lạnh tối đa 3 tuần và tủ đông tối đa 6 tháng (gọt vỏ gừng, cắt thành từng miếng nhỏ dài 1 inch rồi làm đông trong hộp kín)
- Không dùng kẹo gừng cho trẻ dưới 12 tháng vì thường chứa thêm đường, mật ong và dễ gây nghẹt đường thở của bé
- Khi thay bột gừng tươi bằng bột gừng khô, có thể quy đổi theo công thức: 1 thìa canh (6g) gừng tươi = 1/4 thìa cà phê (0.5g) bột gừng khô
Để hỗ trợ đường tiêu hoá của trẻ luôn khoẻ mạnh, hấp thu dinh dưỡng và dự phòng tốt các bệnh đường tiêu hoá, mẹ có thể tham khảo bổ sung Lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho bé.
- Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… với thành phần 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LR06 và L. reuteri LRE02 đã được nghiên cứu, chứng minh tác dụng qua các nghiên cứu lâm sàng
- Hiệu quả gấp 5 lần men vi sinh thông thường nhờ Công nghệ bao phim độc quyền
- Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
- Thiết kế đầu nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng
Như vậy, trẻ mấy tháng uống được nước gừng thì mẹ có thể áp dụng khi bé đã ăn dặm được rồi nhé. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc sức khoẻ đường tiêu hoá, hô hấp cho bé!