
Bé uống sữa bao lâu thì tiêu hoá hết? Mẹ có thể sẽ cảm thấy lo lắng, sợ con thiếu chất khi thấy con lâu không đói hay khi đến cữ bú mới thì bú rất ít, nhưng nhiều khi chỉ là con đang chưa tiêu hóa hết sữa trong dạ dày mà thôi. Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết.
Các nội dung chính
1/ Bé uống sữa bao lâu thì tiêu hóa hết?
Bé uống sữa bao lâu thì tiêu hóa hết? Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng, thời kỳ phát triển của từng bé, nhưng nhìn chung trẻ sẽ cần khoảng 1 – 2 giờ để tiêu hóa hết sữa mẹ sau khi bú và khoảng 3 – 4 giờ để tiêu hóa hết sữa công thức sau khi uống.
Như trong một nghiên cứu trên 17 trẻ sơ sinh khỏe mạnh từ 4 tuần – 6 tháng cho thấy: thời gian làm rỗng dạ dày trung bình khi tiêu thụ sữa mẹ là 48 phút, sữa công thức là 78 phút. Sau 1 giờ, trung bình 29,5ml sữa mẹ và 22,7ml sữa bột trẻ em trên 0,1m2 diện tích bề mặt đã được làm trống khỏi dạ dày.
Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, mẹ có thể sẽ thấy lo lắng khi khoảng cách giữa các cữ bú lâu hơn bình thường, hay con bú ít hơn. Điều này là do sữa công thức cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn bình thường chứ không phải sữa công thức nhiều dinh dưỡng hơn sữa mẹ mẹ nhé!
2/ Quá trình tiêu hóa sữa ở trẻ như thế nào?
Thời gian bé uống sữa bao lâu thì tiêu hoá hết sẽ còn phụ thuộc vào loại sữa, thể trạng và thời kỳ phát triển của con. Nhưng chúng sẽ cùng trải qua một quá trình:
- Tại dạ dày: khoảng 25% lượng sữa được hấp thụ trực tiếp, 75% còn lại di chuyển xuống ruột non
- Đến ruột non: đây mới là giai đoạn chính để sữa được tiêu hóa. Tại đây, sữa được phân giải thành các chất dinh dưỡng qua men tiêu hóa rồi hấp thụ qua niêm mạc ruột, cung cấp cho cơ thể. Lúc này, sữa công thức cũng cần nhiều thời gian hơn sữa mẹ do lượng chất cặn (không hấp thụ được) nhiều hơn, độ kết tủa cao hơn và casein – một loại protein – có nhiều trong sữa công thức khó tiêu hơn
- Đến ruột già: sau khi lượng lớn dinh dưỡng đã được hấp thụ tại ruột non, phần còn lại của sữa tiếp tục di chuyển tới ruột già và tiếp tục được tiêu hóa, gần như toàn bộ nước được hấp thụ, cuối cùng chỉ còn lại chất cặn bã và thải ra ngoài theo phân
Một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và thời gian tiêu hóa thức ăn của trẻ, như: lượng/ loại thực phẩm tiêu thụ, giới tính, quá trình trao đổi chất ở từng bé, bệnh đường tiêu hóa nếu có…
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý thêm rằng ở một số ít trẻ không tiêu hóa được sữa do hội chứng bất dung nạp lactose. Vì cơ thể thiếu Lactase – enzyme để tiêu hóa đường lactose – nên sữa sẽ không được tiêu hóa tại ruột non mà sẽ bị lên men bởi hệ vi khuẩn ở ruột già. Do đó bé sẽ có biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy ngay sau khi uống sữa. Lúc này, mẹ nên thay thế bằng sữa free lactose để con có thể tiêu hóa được nhé.
Nhìn chung, đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Để hỗ trợ con tiêu hóa sữa hay dinh dưỡng, thức ăn, mẹ có thể tham khảo bổ sung lợi khuẩn bao phim Simbiosistem cho bé.
Sản phẩm được nhiều Bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ ngay từ những ngày đầu sau sinh. Với thành phần 2 chủng lợi khuẩn L. rhamnosus LE06 và L. reuteri LRE02 đã được chứng minh tác dụng thực tế trên lâm sàng, giúp dự phòng hay hỗ trợ điều trị trong các trường hợp: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, đau bụng, kém hấp thu… ở trẻ.
Đặc biệt, Simbiosistem với Công nghệ bao phim lợi khuẩn độc quyền đã được cấp bằng sáng chế tại Châu Âu cho hiệu quả gấp 5 lần thông thường. Thiết kế dạng nhỏ giọt tiện lợi, dễ sử dụng.
Mong rằng bài viết đã giúp ba mẹ hiểu rõ bé uống sữa bao lâu thì tiêu hoá hết. Đừng quên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, vì sữa mẹ dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều yếu tố miễn dịch. Sữa mẹ chính là lựa chọn tốt nhất cho bé.
Tài liệu tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7324911/
- https://milkmatters.org.uk/2010/12/08/infant-formula-what-is-the-magic-more/