
Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi có thể diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nó có nguy hiểm không và mẹ nên làm gì để điều trị?
Các nội dung chính
1/ Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi
Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi thường gặp ở giai đoạn nứt hậu môn do táo bón hoặc polyp đường tiêu hoá. Các vết nứt hậu môn do phân cứng hoặc quá lớn, đây cũng là lý do khiến 90% trẻ đi ngoài ra máu nói chung. Máu luôn có màu đỏ tươi, xuất hiện trên bề mặt phân hoặc tìm thấy trên khăn giấy vệ sinh sau khi lau.
Bên cạnh đó, có một số lý do hiếm gặp hơn như:
- Bất dung nạp protein sữa hoặc đậu nành, hay còn gọi là viêm đại tràng dị ứng. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh này đều khoẻ mạnh và triệu chứng duy nhất là đi ngoài ra máu, một số ít có kèm theo tiêu chảy, nôn ói, tăng cân kém, chàm. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sẽ biến mất khi loại bỏ sữa, đậu nành khỏi chế độ ăn hoặc khi trẻ trên 1 tuổi
- Trĩ: tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng và hậu môn, có thể gây ngứa, chảy máu và đau. Trĩ phổ biến hơn ở người lớn nhưng hiếm gặp ở trẻ nhỏ
- Tiêu chảy nhiễm khuẩn: tiêu chảy, trong phân có lẫn máu, sốt, đau bụng, đôi khi nôn ói
- Viêm ruột (IBD): có hai loại chính là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu, tiêu chảy, biếng ăn, đau bụng, sụt cân
- Tắc ruột: có máu trong phân, trẻ bị ốm đột ngột, lờ đờ, đau bụng, sốt, nôn ói, bụng căng… Đây hầu hết là các trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp
- Xoắn ruột
- Bệnh Hirschsprung: là bệnh lý nghiêm trọng gây táo bón nặng hoặc tắc ruột ở trẻ sơ sinh ngay từ khi còn rất nhỏ, thường được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh hoặc đôi khi muộn hơn trong thời thơ ấu
- Túi thừa Meckel: là một túi nhỏ trên thành ruột non dưới. Hầu hết trẻ sinh ra với túi thừa Meckel không có triệu chứng và thường không phát hiện ra mình mắc bệnh, chỉ một số ít có triệu chứng đi ngoài ra máu. Đôi khi, bệnh lý này gây chảy máu rất nhiều và có thể nguy hiểm, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
- Polyp đại tràng: là một khối u trên lớp lót bên trong của đại tràng (ruột già). Hầu hết các trường hợp Polyp đại tràng ở trẻ em là lành tính, thường không có triệu chứng nào khác ngoài đi ngoài ra máu, được chẩn đoán khi trẻ 2 – 10 tuổi
- Rối loạn đông máu và bất thường của các mạch máu bên trong ruột. Dấu hiệu cho những tình trạng này như dễ bầm itims, phát ban
2/ Trẻ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi trong phần lớn các trường hợp thường không phải tình trạng nguy hiểm. Đây cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ em.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên cho bé đi khám đề tìm ra nguyên nhân cụ thể và xác định xem bé có cần điều trị đặc biệt hay không. Nhất là khi bé đột ngột bị ốm nặng hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác:
- Trẻ < 12 tuần
- Ngất xỉu hoặc quá yếu để đứng
- Bất tỉnh
- Phân màu đen
- Tiêu chảy ra máu
- Nước tiểu màu hồng hoặc màu trà
- Vết bầm trên da không phải do chấn thương
- Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi sau khi bị thương ở hậu môn hoặc trực tràng
- Trẻ có nguy cơ cao: rối loạn đông máu, bệnh Crohn
3/ Cách điều trị khi bé đi ngoài ra máu tươi cuối bãi
Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi, trước hết mẹ cần tìm hiểu con có đang bị táo bón hay không, bởi đây là lý do thường gặp nhất của tình trạng này.
Với trẻ táo bón:
- Nếu trẻ đang có khối phân cứng trong trực tràng, cần loại bỏ bằng cách dùng thuốc nhuận tràng liều cao, thuốc thụt tháo hay các biện pháp tự nhiên như dùng mật ong, ngọn mồng tơi kích thích hậu môn
- Sau khi đã tống phân ứ dọng trong đại tràng, tiếp tục giúp trẻ đi phân mềm bằng cách dùng thuốc nhuận tràng liều duy trì. Với mục đích giúp trẻ dần quên đi cảm giác sợ đi ngoài vô thức và tạo điều kiện thuận lợi nhất để ba mẹ dễ dàng thiết lập thói quen đi ngoài tốt cho con. Hiện nay, Buona PEGinpol với thành phần macrogol 3350 là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ nhỏ nhờ hiệu quả và tính an toàn cao, phù hợp trong cả điều trị tống phân lẫn duy trì
- Tập thói quen đi ngoài: ba mẹ nên tập cho trẻ đi ngoài đều đặn vào khung giờ cố định trong ngày. Với trẻ đi học thì nên tập vào buổi tối, khoảng 30 phút sau ăn. Dù trẻ không buồn đi ngoài nhưng cũng nên ngồi một lúc để thiết lập thói quen phản xạ đi ngoài đều đặn
- Uống đủ nước, tăng chất xơ. Nếu trẻ lười ăn rau, tiêu hóa kém thì ba mẹ nên kết hợp bổ sung men vi sinh, chất xơ để giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện nhanh tình trạng táo
Mẹ có thể tham khảo sử dụng cho bé Bộ đôi trị táo Buona PEGinpol và Buona Simbiosistem Bustine. Với sự kết hợp của macrogol 3350 – hoạt chất chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ nhỏ nhờ hiệu quả và tính an toàn cao và lợi khuẩn, chất xơ thế hệ mới Orafti® – giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa.
- Hiệu quả nhanh chỉ sau 2 – 4 ngày
- Giảm thời gian điều trị táo bón
- Trị táo bón bền vững, giảm thiểu tái lại
- Tăng cường hấp thu trên toàn bộ ống tiêu hóa
- An toàn và không giảm tác dụng khi dùng nhiều lần, lâu dài
Bên cạnh đó, để giúp vết rách hậu môn chóng lành hơn thì mẹ nên cho bé tắm nước muối ấm. Nếu hậu môn có màu đỏ, nên bôi thuốc mỡ hydrocortison 1%, 2 lần/ngày cho bé.
Thông thường, bé đi ngoài ra máu tươi có thể điều trị tại nhà được. Và hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng chảy máu trở nên trầm trọng hơn, chảy máu hơn 2 lần, không có dấu hiệu táo bón hoặc ngay khi mẹ cảm thấy bé cần được thăm khám.
Như vậy, trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi thường do táo bón gây nên, khi giải quyết táo bón thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu thấy bất kỳ lo lắng nào thì mẹ hãy cho bé đi khám để loại trừ tình trạng tiềm ẩn nếu có một cách thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/stools-blood-in
- https://www.uptodate.com/contents/blood-in-bowel-movements-rectal-bleeding-in-babies-and-children-beyond-the-basics