• Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ

Simbiosistem

  • Giới thiệu
  • Men vi sinh Simbiosistem
  • Đặt hàng
  • Cẩm nang tiêu hóa
  • Liên hệ
Tư Vấn
  • Home
  • Trang tin
  • Tin tức
  • Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng cách và các lưu ý
Tháng Hai 4, 2023

Thứ Sáu, 02 Tháng Mười Hai 2022 / Published in Tin tức

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng cách và các lưu ý

trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thế nào đúng cách, hiệu quả mà an toàn với con. Bởi nhiều khi bé tưởng táo mà không phải táo. Simbiosistem sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

Các nội dung chính

  • 1 1/ Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
  • 2 2/ Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi táo bón có sao không?
  • 3 3/ Những lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

1/ Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Mẹ thấy bé 2 tháng tuổi mãi không đi ngoài, có khi lên đến 7, 10 ngày. Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng cần điều trị đâu mẹ nhé! Để áp dụng cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng cách và đúng trường hợp, trước hết mẹ hãy dành ít phút kiểm tra lại con có đang bị táo thật sự hay không.

Nguyên nhân là vì ở trẻ 2 – 3 tháng, có một giai đoạn ngắn trẻ bị giãn ruột sinh lý, trẻ vẫn bú mẹ bình thường nhưng không đi ngoài trong 7 – 10 ngày, thậm chí là 13 – 15 ngày. Với trẻ bú bình, thời gian này ngắn hơn, khoảng 3 – 5 ngày nhưng vẫn kéo dài hơn bình thường.

Để phân biệt trẻ chậm đi ngoài do giãn ruột sinh lý hay táo bón, mẹ hãy chú ý đến tính chất phân của con thay vì số lần đi ngoài. Nếu phân vẫn mềm và đều màu, trẻ không có biểu hiện bất thường sức khoẻ nào khác thì mẹ không cần lo lắng quá và chỉ cần theo dõi thêm.

Tuy nhiên, nếu trẻ táo bón với biểu hiện phân to hay cứng (dù chỉ là cứng nơi đầu phân, phân sau vẫn mềm), trẻ phải dùng sức rặn ị nhiều thì mẹ có thể tham khảo trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như sau:

  • Massage bụng cho trẻ để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, giảm đầy hơi, đi ngoài dễ dàng hơn. Bằng cách dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng massage theo vòng tròng trên bụng trẻ, sau đó massage theo chiều dọc từ ngực xuống bụng. Lưu ý: nên thực hiện 2-3 lần/ngày và giữa các cữ bú, tránh lúc trẻ đang no
  • Cho trẻ vận động nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, bằng cách cho trẻ nằm ngửa, mẹ cầm hai chân của bé rồi di chuyển để tạo động tác đạp xe, hoặc đẩy nhẹ đầu gối của trẻ lên xuống
  • Cho trẻ tắm nước ấm khoảng 35 độ C (có thể pha thêm vài giọt tinh dầu để giúp thư giãn)
  • Chườm ấm bụng cho trẻ để giúp con thoải mái hơn
  • Bổ sung men vi sinh và chất xơ để hỗ trợ trẻ đi phân mềm, tiêu hoá tốt và loại trừ táo bón. Chất xơ chính là “thức ăn” của lợi khuẩn. Việc bổ sung đồng thời 2 thành phần này càng giúp tăng cường hiệu quả

Bên cạnh đó, mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp. Nếu trẻ ứ phân thì cần xổ phân ngay, bằng một trong các cách:

  • PEG 3350: 0,8g/kg/ngày trong 3-6 ngày (có thể chia làm 1, 2 hoặc nhiều lần uống trong ngày)
  • Glycerin đặt hậu môn
  • Lactulose hoặc sorbitol: 4 ml/kg chia 2 lần trong 7 ngày

Sau đó là giai đoạn điều trị duy trì:

  • PEG 3350: 0,4g/kg/ngày (có thể chia làm 1, 2 hoặc nhiều lần uống trong ngày)
  • Lactulose 10 mg/15 ml 1-3 ml/kg/ngày chia làm 2 lần
  • Sorbitol 1-3 ml/kg/ngày chia làm 2 lần

Lưu ý: Với trẻ sơ sinh, việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần có sự thăm khám và chỉ định trực tiếp từ bác sĩ. Sau đó trong quá trình sử dụng, ba mẹ có thể từ điều chỉnh tăng, giảm liều theo tính chất phân của con.

2/ Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi táo bón có sao không?

Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể do:

  • Táo bón chức năng (95%): do sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hoá hay chế độ ăn và sinh hoạt chưa hợp lý. Chỉ chẩn đoán táo bón chức năng khi đã loại trừ các nguyên nhân táo bón thực thể
  • Táo bón thực thể (5%): do nguyên nhân thực thể (tổn thương cấu trúc chức năng) trong hoặc ngoài đường tiêu hoá (VD: Hirschprung, megacolon, phình đại tràng bẩm sinh, tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa, thoát vị màng não tủy vùng cùng cụt, chít hẹp ống hậu môn, u hay polyp hậu môn- trực tràng…) chỉ khi can thiệp vào nguyên nhân này thì táo bón mới được cải thiện.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi táo bón có sao không? Đây sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng nếu xuất phát từ nguyên nhân thực thể. Một số dấu hiệu cảnh báo mà ba mẹ cần chú ý và đưa bé đi khám ngay như:

  • Trẻ khởi phát táo bón từ mới sinh hoặc trong vài tuần đầu sau sinh
  • Chậm tiêu phân su: sau 48h trẻ mới đi phân su
  • Phân có dạng bút chì
  • Trẻ phát triển tinh thần & thể chất chậm so với tuổi
  • Chậm phát triển vận động
  • Chướng bụng, nôn ói
  • Hậu môn và vùng quanh hậu môn có bất thường: lỗ dò, bầm, nhiều vết nứt, hậu môn quá chặt hoặc lỏng lẻo, hậu môn đóng phía trước, mất phản xạ hậu môn
  • Khám vùng cột sống, cùng cụt, cơ mông bất thường: bất đối xứng hoặc cơ mông phẳng, màu da bất thường, đốm sắc tố hoặc dò, mảng lông, u mỡ, hố lõm trung tâm, vẹo cột sống…
  • Biến dạng chi dưới như vẹo bàn chân
  • Các dấu hiệu bất thường thần kinh cơ không giải thích được
  • Phản xạ thần kinh cơ chi dưới bất thường
  • Tiền sử Hirschsprung
  • Có máu trong phân mà không có nứt hậu môn
  • Ói dịch mật
  • Tuyến giáp bất thường
  • Sẹo vùng hậu môn

3/ Những lưu ý khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Lưu ý khi chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Khi trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ nên lưu ý:

  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn từ bác sĩ điều trị trong việc dùng thuốc
  • Sau khi trẻ đi ngoài ≥ 3 lần/tuần.
  • Chú ý thay đổi chế độ ăn của mẹ (nếu trẻ bú mẹ), bổ sung thêm chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…) và uống đủ nước
  • Có thể cân nhắc đổi sữa công thức cho trẻ nếu nhận thấy đây là nguyên nhân khiến bé bị táo (các dấu hiệu táo sớm xuất hiện khi bé bắt đầu uống sữa công thức)
  • Không tuỳ ý dùng thuốc thụt hậu môn, có thể dùng tăm bông tẩm mật ong và thụt nhẹ vào hậu môn của bé
  • Theo dõi cân nặng cho trẻ hàng tháng

Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé đi tái bác sĩ khi:

  • Trị táo không hiệu quả sau 1 tuần
  • Bụng chướng căng, nôn ói
  • Trẻ sốt, không lên cân hoặc chậm lên cân
  • Táo bón khi trẻ mới sinh, bụng chướng

Để hỗ trợ đường tiêu hoá của trẻ trong những tháng đầu sau sinh một cách tốt nhất, các riêng là ở những trẻ chậm đi ngoài, trẻ táo bón, mẹ có thể tham khảo men xơ Simbiosistem Bustin cho con.

Men vi sinh cho bé bị táo

Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo giữa men vi sinh và chất xơ nên rất thích hợp với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ táo bón, trẻ lười ăn rau:

  • Bé tiêu hoá khoẻ, hệ vi sinh đường ruột cân bằng với 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus La-14 và Lactobacillus plantarum Lp-115 đã được chứng minh tác dụng thực tế qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
  • Trẻ đi phân mềm, ổn định tiêu hoá với chất xơ thế hệ mới Orafti® Synergy 1, được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi

Hy vọng qua những thông tin trên đây, mẹ đã hiểu đúng để dễ dàng hơn trong việc trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đúng cách. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox qua Zalo/Facebook tới Simbiosistem nhé!

What you can read next

Kinh nghiệm của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
Những kinh nghiệm của mẹ có con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài
Men vi sinh Simbiosistem có tốt không? Đánh giá từ 5 tiêu chí của WHO
Men vi sinh Simbiosistem có tốt không? Đánh giá từ 5 tiêu chí của WHO
trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân gì
men vi sinh simbiosistem
men vi sinh simbiosistem

DANH MỤC TIN

  • Cẩm nang sức khỏe
  • Công nghệ bao phim
  • Lợi khuẩn
  • Nghiên cứu
  • Tin tức

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

  • Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì

    Bé bị viêm đường ruột nên ăn cháo gì tốt cho tiêu hoá?

  • Có nên ăn trứng với sữa chua

    Có nên ăn trứng với sữa chua? Kết hợp thế nào để tốt cho sức khoẻ

  • Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt

    Trẻ 3 tháng tuổi vẫn xì xoẹt có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì?

  • Sáng ăn đồ ngọt đau bụng

    Nguyên nhân sáng ăn đồ ngọt đau bụng & các giải pháp khắc phục

  • dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi và các cách xử lý

THẺ TAG

bằng chứng khoa học bệnh gan colic E.Coli khóc dạ đề Lactobacillus reuteri Lactobacillus rhamnosus lợi khuẩn bao phim men tiêu hóa men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt nôn trớ rối loạn tiêu hóa Simbiosistem tiêu chảy tiêu chảy do kháng sinh táo bón đau bụng

Buona Việt Nam

Copyright © Buona Việt Nam

TOP Call Now Button
Chat
1
x

Bắt đầu Chat


Tư vấn qua Zalo